TTCT - Ngày 28-5-2023, ông Recep Tayyip Erdogan trúng cử lần thứ ba nhiệm kỳ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với 52,18% số phiếu ở vòng 2. Bầu cử tổng thống ở Thổ cần 2 vòng và đa số tuyệt đối, nhưng sau khi ở vòng 1, ông Erdogan về đầu với 49,52% thì kể như xong vì đối thủ của ông thuộc Đảng Xã hội chỉ có 44,88% và người thứ ba thuộc thành phần quốc gia cực đoan có 5,17%.Trừ khi có phép lạ nào đó xảy ra, thì thực tế là ngay từ hôm bầu vòng 1 (14-5), cử tri Thổ đã quyết định rồi. Đây là quyết định có thể dự đoán được nhưng vẫn bất ngờ, vì sau 20 năm cầm quyền, dư luận nghĩ quần chúng đã chán ông Erdogan - nhất là trong hoàn cảnh kinh tế lạm phát cực kỳ hiện nay và đồng tiền mất giá. Việc cứu trợ động đất tháng 2 với 50.000 người chết cũng được cho là không tốt và làm nhiều người bất mãn.Ảnh: The TimesBầu cử dân chủTrong bầu cử địa phương năm 2019, ông Erdogan đã mất thủ đô Ankara và thành phố Istanbul (chức đô trưởng và thị trưởng) về tay đối lập. Điều này càng ý nghĩa bởi chính ông Erdogan xuất thân chính trị từ chức thị trưởng Istanbul - thành phố lớn nhất nước (16 triệu dân). Câu phát biểu nổi tiếng của chính ông là: "Ai nắm Istanbul là nắm Thổ Nhĩ Kỳ" đã hết thành sự thực. Lần này ông mất Istanbul nhưng vẫn nắm chức tổng thống và đa số tại Quốc hội.Đối với dư luận và truyền thông Tây phương thì ông Erdogan là một nhà độc tài, chí ít là độc tôn hay độc đoán, đã lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ 20 năm qua và sẽ lãnh đạo quốc gia này thêm năm năm nữa. 20 năm ông Erdogan liên tục cầm quyền này cũng là qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử mà kết quả được chấp nhận bởi chính phe đối lập. Đây khác với bầu cử 2000 tại Mỹ (Bush - Gore) hay bầu cử 2016 mà tới giờ phía ứng viên Trump vẫn cho là khuất tất và gian dối.Đa số tại Quốc hội Thổ là 275 ghế trên 550. Không hiểu độc tài ở chỗ nào: ông Erdogan cầm chức thủ tướng năm 2003 sau khi đảng đối lập của ông chiếm 363 ghế năm 2002. Các bầu cử kế tiếp, Đảng AKP (Công lý và Phát triển) do ông thành lập luôn chiếm đa số ghế. Trừ vào tháng 6-2015, đảng này chỉ có 258 ghế và không phe nào lập được chính quyền cho nên tháng11-2015 phải có bầu cử Quốc hội mới để phân giải và AKP chiếm 317/550 ghế, đủ để thành lập chính phủ. Năm nay đảng chiếm 323 ghế, tuy có lùi so với 344 ghế của bầu cử 2018, nhưng vẫn đủ đa số mà không cần liên minh với ai khác. Từ ngày có chế độ tổng thống thì qua ba cuộc bầu cử, Erdogan đều thắng suýt soát 51,79% (2014), 51,62% (2019) và lần này 52,18% (2023).Những con số này đều không cho thấy độc tài hay độc tôn ở đâu cả. Có chăng là năm 1998, trong lúc làm thị trưởng Istanbul, ông Erdogan bị xử 10 tháng tù vì tội đọc một bài thơ đề cao chủ nghĩa quốc gia. Năm 2016, Erdogan bị một thành phần quân đội đảo chánh hụt khiến 290 thường dân thiệt mạng và 1.440 người bị thương. Ông là nạn nhân nhé, nhưng thay vì phê bình hành động thiếu dân chủ này, tức là dùng bạo lực vũ trang lật đổ một chính quyền dân cử hợp pháp, thì Tây phương phê bình Erdogan đàn áp phe đảo chánh quá mạnh tay!Ông Erdogan quả có mạnh tay thật và sau khi đảo chánh hụt thì ông thừa thế cho bắt giữ 18.000 người, thu hồi 50.000 sổ thông hành và cách chức vô khối cán bộ trong guồng máy quân đội, công an, tư pháp, chính quyền được cho là theo phe nhà truyền giáo Gullen đang tị nạn tại Mỹ. Ông Erdogan đòi Hoa Kỳ trục xuất Gullen về tội khủng bố nhưng không được. Tất nhiên, Erdogan có lý của ông trong việc này. Nếu ai đó tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ mà gây ra cái chết của vài trăm thường dân Mỹ và đòi lật đổ chính quyền Hoa Kỳ thì hẳn Mỹ sẽ kết tội khủng bố và đòi trục xuất chứ.Ảnh: CNNThế ở giữaTuy vậy, trớ trêu là Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Bắc Triều Tiên hay Iran hoặc Iraq dưới Saddam mà được gọi là thuộc "Trục tội ác". Về mặt ngoại giao quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nằm trong khối liên minh quân sự NATO với Hoa Kỳ. Căn cứ không quân Incirlik của họ là nơi cho đến đảo chánh hụt 2016 còn chứa bom nguyên tử của Mỹ để đánh Nga hay Iran khi cần thiết. Năm 2015, một oanh tạc cơ Sukhoi 24 của Nga xâm phạm không phận Thổ có 17 giây thôi mà bị chiến đấu cơ Thổ bắn hạ tức thời. Phi cơ này rơi phía Syria và một phi công nhảy dù ra bèn bị vệ binh Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết chứ không tha.Tại Syria, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan cũng như Saudi, UAE, Qatar… và Tây phương hay Hoa Kỳ, ủng hộ thành phần phiến loạn chống chính quyền Bashar al-Assad. Thổ chứa 4-5 triệu người tị nạn Syria và là hậu cứ của các lực lượng chống đối Assad để họ tập trung, huấn luyện hay được tiếp tế bởi các nước trên hay chính Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với EU (Cộng đồng Âu châu) thì từ 20 năm nay Thổ không ngưng đòi gia nhập nhưng luôn bị EU khước từ vì cho rằng không đủ điều kiện. Tóm lại, một quốc gia và một chế độ dân cử, nằm trong khối NATO, có Mỹ đóng quân, chỉ mong gia nhập EU và giúp Tây phương chống Assad, lại bị đối xử lạnh nhạt, bị truyền thông Tây phương gièm pha và ghét bỏ, là cớ làm sao?Lý do là Erdogan xuất thân từ phong trào Hồi giáo bị Tây phương cho là cực đoan. Phong trào này tuy không cực đoan tôn giáo như Saudi hay UAE, nhưng với Tây phương thì lại không được ngoan. Tại Ai Cập chẳng hạn, sau "Mùa xuân Ả Rập" năm 2011, phong trào Anh em Hồi giáo chiếm 235 ghế Quốc hội (trên 510 ghế, tức là gần đa số) và bầu lên tổng thống Morsi với 51,73% phiếu. Chỉ một năm sau, ông này bị quân đội lật đổ và ngồi tù. Thị trưởng Istanbul Erdogan như đã nói, năm 1988 chỉ đọc thơ cũng ngồi tù và bị tước quyền dân cử cho đến 2003. Khi ông được quyền ứng cử trở lại thì trúng cử liên tục cho đến giờ.Ảnh: The EconomistErdogan có theo phe Tây phương không? Câu trả lời ngắn là có. Ông có dễ bảo không? Câu trả lời ngắn là không. Thành phần chính cử tri mà ông Erdogan dựa vào là quần chúng nông thôn và trung dung thượng du Anatolia tại Thổ. Đây là thành phần bảo thủ về mặt xã hội và tôn giáo thuộc giới bình dân và nông dân hay lao động. Họ không thế tục như tinh hoa thành thị và cư dân mặt biển trù phú miền Tây hay cấp tiến thiên tả như dân tộc thiểu số Kurd miền Đông.Số cử tri ủng hộ Erdogan này theo quốc gia chủ nghĩa và Hồi giáo chủ nghĩa. Thì họ là người Thổ và người Hồi mà. Đó là căn cước của họ, chứ chẳng lẽ họ lại theo chủ nghĩa quốc gia Anh, Mỹ hay Ki-tô chủ nghĩa? Chính quyền Erdogan 20 năm qua đã đáp ứng được phần nào nguyện vọng căn cước đó và cho họ hãnh diện mang đạo Hồi và làm người Thổ Nhĩ Kỳ - một xứ mà trong nhiều thế kỷ từng là đế quốc sừng sỏ trải khắp ba châu lục Á, Âu, Phi.Ông Erdogan không là con rối của Tây phương và có một chính sách độc lập ở thế giữa Âu và Á, giữa Đông và Tây, giữa Hồi giáo và cấp tiến, giữa Nga và Mỹ, giữa đủ thứ, của Thổ. Ông bắn rơi máy bay Nga nhưng lại mua tên lửa phòng không S-400 của Nga mặc cho Mỹ phản đối. Trong cuộc chiến Ukraine hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ muốn giữ vai trò trung gian, quan hệ tốt với cả hai bên và hòa giải. Trong vấn đề Iran cũng thế, đối với Thổ thì Iran cách nào vẫn là láng giềng, chứ không thù địch và cần cô lập theo yêu cầu của Mỹ.Nhưng tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lại theo Mỹ chống Nga và Iran. Truyền thông Tây phương bèn đặt tên nhạo cho Erdogan là "Sultan" - tức là chức quốc vương khệnh khạng của Đế chế Ottoman thủa trước. Làm thế nào để cho họ vừa lòng? Thổ Nhĩ Kỳ có thể có một lãnh đạo khác ngoan ngoãn hơn, Tây phương hơn hay đơn giản là tốt hơn ông Erdogan về mặt phát triển kinh tế và xã hội. Nhưng đa số cử tri nước này, tuy chỉ là đa số rất nhỏ, trong 20 năm qua đã không quyết định như vậy.■ Mặt kinh tế, tuy có những khó khăn tiền tệ và tài chánh nhưng 20 năm Erdogan là 20 năm phát triển mạnh mẽ, đưa GDP bình quân của Thổ Nhĩ Kỳ lên tầm Slovakia hay Hy Lạp, gấp 3 lần GDP bình quân của Ukraine. Hạ tầng cầu đường của Thổ Nhĩ Kỳ được đầu tư tốt cực kỳ, thậm chí là lãng phí với phi cảng lớn nhất thế giới mới khai trương hay dự án kênh đào từ Hắc Hải ra biển Marmara. Khủng hoảng lạm phát lên đến 85% trong một năm, nhưng chính quyền đã hạ bớt xuống được mức 50%. Đối với lao động, lương tối thiểu trong năm 2023 đã được tăng 100% (dù được cho là để câu phiếu và quả vậy, nhờ thế Erdogan đã đủ phiếu để đắc cử). Tags: Thổ NHĩ KỳRecep Tayyip ErdoganTổng thống Thổ Nhĩ KỳBầu cử Tổng thốngĐảng Xã hộiĐảng đối lậpBầu cử địa phươngPhe đối lậpNATOĐa số tuyệt đối
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Malaysia chia sẻ những lợi ích chiến lược trong thế giới biến động THANH HIỀN 22/11/2024 Sáng 22-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và phát biểu tại trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Malaysia.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.