07/08/2024 17:25 GMT+7

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô

Hàng tấn rác thải đại dương mắc kẹt dưới các rạn san hô ở Côn Đảo đã được thợ lặn xuống biển gỡ ra, đưa lên tàu, chở về. Theo khảo sát, có khoảng 600ha rạn san hô có rác thải mắc kẹt, tích tụ lâu ngày.

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô- Ảnh 1.

Thợ lặn gom rác dưới rạn san hô ở Côn Đảo - Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo cung cấp

Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết từ cuối tháng 7 đến nay, đơn vị này cùng các thợ lặn của doanh nghiệp trúng thầu dự án thu gom rác thải đại dương đã gỡ và đưa lên mặt nước hơn 2,1 tấn rác thải. Rác chủ yếu là lưới đánh cá, dây thừng mắc kẹt trong các rạn san hô.

Thợ lặn cắt hàng tấn lưới bủa vây rạn san hô ở Côn Đảo

Những ngày qua, các rạn san hô ở hòn Bảy Cạnh, hòn Cau, hòn Bà, hòn Tre Lớn đã được dọn rác.

Để thu gom lưới rách, dây thừng mắc kẹt dưới rạn san hô, thợ lặn phải dùng camera xuống biển để khảo sát. Sau khi xác định các rạn san hô có nhiều rác kẹt ở dưới, thợ lặn xuống gỡ ra và đưa lên ghe, tàu, rồi chở về đảo lớn Côn Sơn.

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô- Ảnh 2.

Một tay lưới vướng kẹt dưới rạn san hô ở hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo - Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo cung cấp

Thợ lặn Nguyễn Nhật Tiến cho biết có những mảnh lưới dài 20-30 mét, thậm chí 50 mét vướng trùm lên cả rạn san hô. Những thợ lặn như anh phải dùng kéo cắt lưới ra từng đoạn nhỏ, rồi lần gỡ dần dần để tránh làm gãy san hô.

Theo anh Tiến, ngoài lưới, dây thừng buộc ghe còn có vỏ lon bia mắc dưới đáy biển, rạn san hô.

Đồng thời với việc thu gom rác thải dưới rạn san hô, rác thải đại dương tấp vào các bãi cát, rừng ngập mặn ở Côn Đảo cũng được triển khai.

Việc thu gom rác thải đại dương dưới rạn san hô và các bãi biển, rừng ngập mặn do Vườn quốc gia Côn Đảo quản lý sẽ tiếp tục.

Được biết việc thu gom rác thải đại dương nói trên nằm trong đề án "kinh tế tuần hoàn" để Côn Đảo phát triển bền vững, do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra.

Mục đích của thu gom rác thải đại dương là để làm sạch môi trường, bảo vệ môi trường sống cho các loài hoang dã, thủy sinh, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Côn Đảo.

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô- Ảnh 3.

Lưới rách thợ lặn thu gom đưa từ rạn san hô lên tàu- Ảnh; Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp

Lưới rách thợ lặn thu gom đưa từ rạn san hô lên tàu- Ảnh; Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp

Một mảnh lưới rách, ngư dân vứt bỏ kẹt dưới rạn san hô Côn Đảo - Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp

Một mảnh lưới rách, ngư dân vứt bỏ kẹt dưới rạn san hô Côn Đảo - Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo cung cấp

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô- Ảnh 6.

Thu gom rác thải đại dương trôi tấp vào các bãi, rừng ngập măn ở Vườn quốc gia Côn Đảo - Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo cung cấp

Thợ lặn xuống biển Côn Đảo gỡ rác thải đại dương mắc kẹt dưới rạn san hô- Ảnh 7.

Rác thải đại dương dưới rạn san hô được gỡ ra, đưa lên đóng bao chở về bờ - Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo cung cấp

600ha rạn san hô ở Côn Đảo có rác thải đại dương tích tụ

Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết theo khảo sát và tính toán, tổng diện tích các rạn san hô có rác thải đại dương tích tụ lâu ngày là khoảng 600ha.

Mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ xử lý hơn 20% rác dưới các rạn san hô (120ha) và hơn 50% rác thải nhựa đại dương hằng năm trôi tấp vào các bãi biển thuộc phạm vi vườn.

Khuyến nghị khi phát triển Côn ĐảoKhuyến nghị khi phát triển Côn Đảo

Ngày 6-10, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo để lắng nghe các ý kiến đóng góp cho phát triển Côn Đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Đáng chú ý là khuyến nghị về sức tải, khả năng phục hồi khi phát triển Côn Đảo.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên