Hành tinh ngoài hệ Mặt trời cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng mới được Tom Wagg tìm ra - Ảnh: AOL |
Theo thông cáo báo chí của Đại học Keele (Anh), hành tinh mới của Wagg có vẻ rất giống với một số hành tinh ngoài hệ Mặt trời đã được tìm thấy lần đầu vào giữa những năm 1990. Tuy nhiên nó rất khác so với những gì được phát hiện và tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trong cách chúng ta nghĩ về sự hình thành các hệ hành tinh trong vũ trụ ngày nay.
Hành tinh mới được Wagg phát hiện vẫn chưa được đặt tên, nó thuộc nhóm các hành tinh ngoài hệ Mặt trời được gọi là những “Mộc tinh nóng” (hot Jupiter). Đây là những hành tinh có kích thước lớn như sao Mộc nhưng không giống sao Mộc, chúng có quỹ đạo rất gần với các ngôi sao chủ của chúng, gần hơn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
Hành tinh của Wagg chỉ mất hai ngày quay quanh quỹ đạo ngôi sao chủ, trong khi đó sao Mộc phải mất 12 năm trên Trái đất, tức 4.272 ngày để quay quanh Mặt trời.
Cậu thiếu niên Tom Wagg đã không cần phải sử dụng đến kính viễn vọng trong vũ trụ để tìm ra hành tinh mới. Cậu tìm ra nó trong quá trình tham gia dự án nghiên cứu Tìm kiếm hành tinh góc rộng (Wide Angle Search for Planets - gọi tắt là WASP). Đây là chương trình cho phép kết hợp khả năng thu thập ánh sáng từ các kính viễn vọng loại nhỏ trên khắp nước Anh.
Wagg nói: “Phần mềm của WASP rất ấn tượng, giúp tôi tìm kiếm hàng trăm ngôi sao khác nhau và tìm những ngôi sao có hành tinh quay quanh chúng”.
Mặc dù kỹ thuật thiên văn học này rất phổ biến với những người muốn săn lùng hành tinh mới, nhưng không dễ đạt được kết quả chuẩn xác. Đó là lý do vì sao Wagg đã phải mất thêm hai năm kể từ sau khi phát hiện hành tinh mới để làm các nghiên cứu khác khẳng định về sự tồn tại của hành tinh mới đó.
Hiện Wagg 17 tuổi và chuẩn bị vào đại học theo ngành vật lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận