Bác sĩ Phù Chí Dũng, giám đốc Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP.HCM cho biết: Riêng tại TP.HCM, mỗi năm nhu cầu điều trị cho người nhóm máu Rh D (-) khoảng 600 đơn vị hồng cầu lắng đặc nhưng hiện tại chỉ có khoảng 150 đơn vị máu Rh D (-) được hiến mỗi năm.
Theo bác sĩ Dũng, nhóm máu Rh gồm 6 kháng nguyên (D, d, C, c, E, e), trong đó kháng nguyên D gây phản ứng miễn dịch truyền máu mạnh nhất. Người không có kháng nguyên này gọi là nhóm máu Rh D (-). Đối với người nhóm máu Rh D (-) chỉ được truyền máu Rh D (-).
Trong sản khoa, nếu thai phụ nhóm máu Rh D (-), ba của đứa bé có nhóm máu Rhesus D dương (Rh D +), nếu hồng cầu của bào thai là Rh D (+) sẽ kích thích cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể anti Rh D (+). Khi có thai lần hai, nếu bào thai vẫn có nhóm máu Rh D(+), kháng thể này sẽ truyền từ mẹ qua con từ đường nhau thai và phản ứng bất thuận hợp vì Rh D (+), có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Vì thế, bác sĩ Dũng lưu ý, người có nhóm máu Rh D (-) cần thông báo nhóm máu của mình với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là khi cần truyền máu; quản lý thai nghén tại những có cơ sở có khả năng giải quyết bất đồng nhóm máu mẹ và con, sẵn sàng truyền máu Rh D (-) khi cần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận