Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thiếu i ốt đang trở thành đại dịch thầm lặng. Ước tính 68% dân số, tương đương 5 tỉ người, thiếu hụt vi chất quan trọng này.
Bằng cách kết hợp dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chế độ ăn uống toàn cầu và các mô hình thống kê, các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế công cộng Harvard TH Chan, Đại học California, Santa Barbara (UCSB) và Liên minh Toàn cầu về cải thiện dinh dưỡng (GAIN) đã lập được "bản đồ dinh dưỡng toàn cầu", nhằm ước tính mức vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của 99,3% dân số thế giới tại hơn 185 quốc gia.
Kết quả đăng trên tạp chí The Lancet Global Health cuối tháng 8 cho thấy đứng đầu danh sách những chất không được hấp thụ đầy đủ là i ốt (68% dân số toàn cầu), vitamin E (67%) và canxi (66%).
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước có sự thiếu hụt i ốt cao trên thế giới, đặc biệt ở nhóm ưu tiên như phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, trẻ trong độ tuổi đi học.
Ioeides tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu tím. I ốt được một nhà hóa học người Pháp phát hiện tình cờ năm 1811. Trong lúc xử lý tro rong biển để chế tạo thuốc súng, ông nhận thấy một hơi màu tím, sau này xác định đó là i ốt.
Một bác sĩ Thụy Sĩ đã thành công trong việc sử dụng hạt i ốt để làm giảm kích thước bướu cổ ở bệnh nhân và mối liên hệ giữa thiếu i ốt và bướu cổ đã được chứng minh sau đó.
Vào đầu thế kỷ 20, một phần miền bắc nước Mỹ được biết đến với biệt danh "vành đai bướu cổ" (goiter belt) vì thiếu hụt i ốt rộng khắp, bang Michigan là tâm điểm của cuộc khủng hoảng này.
Lấy ý tưởng từ người Thụy Sĩ, một nhóm chuyên gia tại Đại học Michigan đã đề xuất thêm i ốt vào muối. Muối i ốt lần đầu tiên được bán ở Michigan vào tháng 5-1924 và trên toàn quốc vào cuối năm đó.
Trong vòng 10 năm, tỉ lệ người dân Michigan bị bướu cổ đã giảm từ khoảng 30% xuống dưới 2%. Sau đó, muối bổ sung i ốt đã trở thành một phần trong chế độ ăn uống hằng ngày của người Mỹ.
Tuy nhiên, sau đúng một thế kỷ, tình trạng thiếu i ốt đã "tái xuất" không chỉ riêng ở Mỹ, có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.
Một nghiên cứu năm 2021 phát hiện khoảng 1/4 phụ nữ mang thai ở Mỹ và khoảng một nửa phụ nữ không mang thai có mức i ốt dưới mức khuyến nghị.
Muối có i ốt ra đời cách đây 100 năm và giúp ngăn chặn thành công tình trạng bướu cổ. Vì sao thiếu i ốt "âm thầm" trở lại?
I ốt là một nguyên tố vi lượng có sẵn trong một số loại thực phẩm (sữa, hải sản, thịt…) hoặc được thêm vào một số loại muối hay dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Tình trạng thiếu hụt i ốt hiện nay chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi thói quen tiêu thụ thực phẩm của con người.
Lượng i ốt hấp thụ được trong chế độ ăn uống, được phản ánh thông qua đo i ốt trong nước tiểu (i ốt niệu) vì hơn 90% i ốt bài tiết qua nước tiểu.
Nồng độ i ốt niệu trung bình là 100 - 199 mcg/L ở trẻ em và người lớn, 150 - 249 mcg/L ở phụ nữ mang thai và >100 mcg/L ở phụ nữ đang cho con bú, cho thấy lượng i ốt hấp thụ là đủ.
Ví dụ tại Mỹ, năm 1970, nồng độ i ốt niệu trung bình > 300 mcg/L, đến năm 1990 đã giảm hơn một nửa và một nghiên cứu được công bố năm 2022 cho thấy i ốt niệu ở người lớn chỉ còn 116 mcg/L.
Sự sụt giảm này đến từ đâu khi mà nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng, đầy đủ và hầu hết người Mỹ hấp thụ nhiều natri trong muối hơn mức cần thiết?
I ốt được mô vú bơm tích cực vào sữa vì nó cần thiết cho bê đang phát triển để tổng hợp hormone tuyến giáp.
Thực tế hiện nay, nhiều người chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật và các sản phẩm thay thế sữa, như sữa yến mạch và sữa đậu nành ngày càng phổ biến.
Một nghiên cứu được công bố năm 2022 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (The British Journal of Nutrition - BJN) cho thấy chưa đến 1/3 các sản phẩm thay thế sữa được bổ sung i ốt.
Đáng chú ý, một nghiên cứu công bố trên trang Scientific Reports hồi tháng 1-2024 đã phát hiện nguy cơ thiếu i ốt từ việc chuyển đổi chế độ ăn uống, thông qua dữ liệu mua sắm tại một trung tâm thương mại tại Anh.
Các nhà nghiên cứu phân tích hơn 10.000 khách hàng thường xuyên thay thế sữa động vật bằng sữa có nguồn gốc thực vật và sử dụng thông tin dinh dưỡng của sản phẩm để ước tính lượng chất dinh dưỡng hấp thụ hằng tuần trước và sau quá trình chuyển đổi.
"Muối i ốt giúp gia đình không bị bướu cổ". Poster ở Mỹ trong thập niên 1950. Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA)
Kết quả cho thấy 83% số người chuyển sang sữa thay thế có lượng i ốt tiêu thụ giảm (44%), canxi (30%) và vitamin B12 (39%), với 57% giảm lượng mua i ốt.
Nguyên nhân do nhiều nhà sản xuất sữa thực vật đã không tăng cường i ốt cho sản phẩm của họ. 8/10 loại sữa thực vật bán chạy nhất trong nghiên cứu này là sữa không tăng cường i ốt.
Ngoài ra, mặc dù các sản phẩm từ sữa bò có chứa i ốt nhưng hàm lượng thay đổi phụ thuộc vào việc bò có được bổ sung i ốt vào thức ăn và có sử dụng chất khử trùng Iodophor để vệ sinh bò và thiết bị chế biến sữa hay không.
Sự thay đổi hàm lượng i ốt trong thịt và các sản phẩm từ động vật còn phụ thuộc vào lượng i ốt có trong thức ăn của chúng như trái cây, rau quả vốn chịu ảnh hưởng bởi lượng i ốt trong đất, sử dụng phân bón và các biện pháp tưới tiêu.
Ví dụ, biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ, băng tan, lũ lụt làm thay đổi sự phân bố địa lý của i ốt: sự tích tụ i ốt chủ yếu được tìm thấy ở các vùng ven biển và nhiều khu vực có hàm lượng i ốt trong đất rất thấp.
Các loại muối thay thế theo trào lưu như muối biển hoặc muối hồng Himalaya... không được i ốt hóa.
Quan trọng hơn, muối được sử dụng trong thực phẩm chế biến - chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng tăng trong lượng muối tiêu thụ của người Mỹ - cũng không chứa i ốt.
Việc sử dụng muối có i ốt là cách hiệu quả, không tốn kém và ổn định để đảm bảo lượng i ốt hấp thụ đầy đủ.
Tuy nhiên, độ ổn định của i ốt trong muối có thể phụ thuộc vào nhiều điều kiện môi trường và bảo quản khác nhau.
Do vậy, ở một số khu vực việc bổ sung i ốt vào muối là không khả thi, có thể lựa chọn bổ sung i ốt vào các thực phẩm thông thường khác (bánh mì, phô mai, bơ…) hoặc qua các sản phẩm chứa i ốt đường uống hoặc tiêm bắp.
Tất nhiên, liều lượng bổ sung cần được bác sĩ tư vấn, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao bị thiếu hụt. Điều này sẽ giúp tránh được hậu quả nặng nề do thiếu i ốt gây ra cho thế hệ tương lai.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận