được bán tại một sạp hàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
, cũng như nhiều loại hải sản khác vốn là thế mạnh của Việt Nam, đang trong tình trạng dần cạn kiệt.
Láng giềng thiếu hụt, giá tăng
Ô nhiễm môi trường, buôn lậu, đánh bắt quá mức cùng những vấn đề môi trường khiến món ăn khoái khẩu trở nên khan hiếm và ngày càng đắt đỏ ở Singapore và Malaysia.
Theo Channel News Asia, giá sò huyết cách đây 5 năm dao động 1,08 - 1,45 USD (25.000 - 34.000 đồng)/kg đã tăng hơn gấp đôi lên 3,25 USD/kg (khoảng 76.000 đồng/kg) vì nguồn cung giảm.
Năm 2013, Singapore từng nhập khẩu 2.720 tấn sò huyết với 99% nguồn cung từ Malaysia, nhưng nay giảm còn 1.700 tấn một năm dù nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng lên qua từng năm.
Thậm chí tại các cửa hàng bán sò huyết, dù khách hàng đồng ý trả cao hơn để mua thêm nhưng người bán cũng từ chối vì nguồn cung ít.
Sò huyết được bán với giá giao động từ 140.000 ngàn đồng tới 160.000 ngàn đồng /1kg. Ảnh chụp tại một sạp hàng trên địa bàn quận Bình Thạnh (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ở Malaysia, để bảo vệ "dân số" sò huyết, chính quyền đã giới hạn lượng sò con được khai thác. Tuy nhiên, nạn buôn lậu đã xảy ra khi nhiều thương lái Thái Lan sẵn sàng trả giá gấp 5 lần trên mỗi ký sò con.
Việt Nam không sốt, nhưng giá còn cao hơn
Theo ông Trần Văn Lĩnh - chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng, trong những năm 2000 sản lượng sò huyết tự nhiên của Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, 5-6 năm gần đây loại nhuyễn thể này hầu như đã không còn để xuất khẩu do nạn khai thác thiếu bền vững. Đây là loài nhuyễn thể lấy nguồn thức ăn chủ yếu từ trong đất, nên ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường biển đã làm suy giảm số lượng.
Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Ánh - giám đốc Công ty CP thủy sản Sông Tiền (Tiền Giang), công ty từng xuất khẩu 2 lô hàng sò huyết sang Ý, sò huyết hay bị nhiễm chất mà nước nhập khẩu cho rằng thiếu an toàn nên dễ gặp rủi ro khi xuất khẩu. Do đó, công ty đã ngưng xuất. Ngoài ra, theo bà Ánh, nguồn cung sò huyết hiện khá khiêm tốn, tiêu dùng trong nước còn không đủ.
Bà Võ Thị Mộng Thu - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM - cho hay sò huyết đã được gây giống và nuôi, tuy nhiên, đặc thù loài này chỉ phát triển tốt ở bãi bồi có bùn ven biển nên khó nuôi đại trà như nghêu.
Ngoài ra, cũng theo bà Thu, các thị trường như Singapore yêu cầu cao chất lượng và chuộng sò huyết sống hơn hấp chín hoặc sơ chế. Để xuất sống, nguồn nước nuôi và vùng nuôi phải đạt chuẩn, bởi sò huyết thường sống sâu trong bùn nên hay nhiễm các ký sinh trùng.
Không chỉ sò huyết mà các loại sò khác cũng đang ngày càng hụt sản lượng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo ông Lĩnh, hiện không chỉ sò huyết, mà nhu cầu hải sản và các loại nhuyễn thể như sò lông, sò điệp, mực... của các nước hiện rất lớn. Trừ nghêu nuôi đại trà nên có lượng ổn định để xuất khẩu, còn lại các loài khác không đủ cung cấp do sụt giảm sản lượng.
"Vài năm trước, mỗi năm công ty tôi xuất khẩu nghìn tấn mực các loại đi châu Âu, Nhật Bản, nhưng nay tìm đủ vài chục tấn cũng khó. Nhiều loài cá biển vốn là thế mạnh của Việt Nam nhưng hiện nay còn không đủ cung cấp cho các khu du lịch trong nước, lấy đâu xuất khẩu"- ông Lĩnh than.
Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, hiện Việt Nam đã phải nhập khẩu bào ngư và tu hài để cung cấp thị trường trong nước do thiếu hụt.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 6,42 tỉ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ 2017, trong đó tôm và cá tra là chủ yếu, hải sản chiếm
Sò huyết về ít, giá tăng
Theo số liệu từ chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM), lượng sò huyết về chợ ở mức thấp với khoảng 8 tấn/đêm nên giá bán cao hơn các năm trước, mức phổ biến 80.000-200.000 đồng/kg tùy loại.
Các loại nhuyễn thể khác giá cũng thường xuyên ở mức cao như sò lông 80.000-120.000 đồng/kg, ốc hương 200.000-400.000 đồng/kg...
N.Trí
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận