Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu độ mặn trong khu vực dùng cát biển làm nền đường đều trong ngưỡng cho phép.
Trả lời cử tri TP.HCM việc cần cân nhắc khi lấy cát biển thay thế cát sông làm đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải cho biết các bộ, ngành đã hoàn thành việc nghiên cứu, đủ điều kiện để thực hiện.
Sau hơn một năm khởi công, dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng mới đạt 16%. Nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ do thiếu hụt nguồn vật liệu.
Tập đoàn Geleximco vừa đề xuất Thủ tướng cho phép khai thác cát ngoài khơi tại 3 vùng biển: tây nam đảo Bạch Long Vĩ, phía đông nam TP Vũng Tàu, phía đông nam tỉnh Sóc Trăng để lo đủ cát đắp nền cho các cao tốc trên cả nước.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh thành và chủ đầu tư thực hiện chỉ dẫn kiểm soát chặt chẽ độ mặn trong quá trình dùng cát biển đắp nền đường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm trong nhiệm kỳ này hoàn thành 600km cao tốc tại ĐBSCL, sau đó hoàn thành 600km nữa.
Cát phục vụ các dự án đường cao tốc ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà nhập cát về san lấp mà chủ yếu phục vụ công trình xây dựng dân dụng.
Bộ Giao thông vận tải khẳng định chưa dùng cát biển làm cao tốc nên việc nói lúa nhiễm mặn tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang do dùng cát biển làm đường là chưa có cơ sở.
Sau thí điểm và đánh giá của cơ quan chuyên môn, cát biển đang được kỳ vọng sẽ thay thế dần cát sông đang khan hiếm.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gỡ khó thiếu cát đắp nền cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và đã bàn giao cho tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m³.
Các dự án cao tốc, công trình trọng điểm được áp dụng cơ chế đặc thù, thuận lợi trong đền bù giải tỏa, lợi thế này cũng trở nên vô ích nếu thiếu cát san lấp.
Nếu tình trạng thiếu cát đắp nền không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án vành đai 3 TP.HCM. Cơ quan chức năng đang tìm kiếm thêm nguồn cát từ Campuchia.
Mỏ đất Truông Ổi được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép thăm dò phục vụ thi công cao tốc từ tháng 4-2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể khai thác, lý do chủ đất 'hét' giá bồi thường quá cao.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường, nhưng cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc.
An Giang đã cấp bản xác nhận, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác hơn 15,5 triệu m3 cát sông phục vụ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cần Thơ - Cà Mau.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang chậm tiến độ do nguồn cung cấp cát san lấp nơi nhỏ giọt, nơi không có xe cát nào.
Để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào năm 2025, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao chủ tịch UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long thực hiện các giải pháp cung ứng cát cho dự án.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng gợi ý mua cát thương mại ở Vĩnh Long để làm cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau.
An Giang đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cát cung cấp làm cao tốc, sau khi nhiều khu mỏ, dự án nạo vét bị tạm dừng hoạt động.