Thái Sử Từ
Thái Sử Từ là một mãnh tướng của Giang Đông, thời còn trẻ đã có danh tiếng trong thiên hạ, cũng lập được nhiều chiến công. Không những dũng mãnh vô cùng mà còn giỏi bắn cung, khi đi theo Tôn Sách bình định Giang Đông đã nhiều lần lập chiến công.
Thực ra, Thái Sử Từ ban đầu không phải là bộ tướng của Tôn Sách, hơn nữa cũng đã từng gặp Lưu Bị một lần. Trước kia, Thái Sử Từ từng tới cầu xin Lưu Bị cứu Khổng Dung. Lưu Bị đồng ý dẫn quân tới giải vây cho Khổng Dung đã được rất nhiều người kính trọng. Nhưng dường như ông không hề biết năng lực của Thái Sử Từ nên không quá để tâm. Vì thế đã bỏ lỡ mất cơ hội kết giao với một mãnh tướng như Thái Sử Từ.
Trần Đăng
Vốn dĩ Trần Đăng là thủ hạ của Từ Châu mục Đào Khiêm. Khi Đào Khiêm lâm bệnh nặng đã nghe lời khuyên của Trần Đăng, để Lưu Bị kế nhiệm chức Từ Châu mục khi ông qua đời.
Khi Lưu Bị và Trần Đăng làm việc cùng nhau ở Từ Châu, cả hai đã rất thân thiết, coi nhau như tri kỷ. Lưu Bị là một người khoan dung, độ lượng, giỏi dùng hiền tài, còn Trần Đăng là một quân sư có tài hoa và tầm nhìn xa. Lưu Bị từng đánh giá Trần Đăng là một kỳ tài hiếm có, Trần Đăng cho rằng Lưu Bị là một vị minh quân.
Vốn cả hai có thể cùng nhau lập nên đại sự, nhưng chẳng ngờ lại bị Lữ Bố giở trò ly gián khiến Lưu Bị vô cùng tiếc nuối. Đang là thuộc hạ của Lưu Bị, Trần Đăng lại trở thành thuộc hạ của Tào Tháo, khiến Lưu Bị mất đi một nhân tài.
Khiên Chiêu
Khiên Chiêu là nhân vật có thật trong lịch sử. Trên thực tế, Khiên Chiêu là đồng hương của Lưu Bị, là một vị hào kiệt nổi tiếng trong vùng, từng có giao tình thân thiết với Lưu Bị. Tuy nhiên, trong thời loạn thế, cả hai lại cáo biệt mỗi người một phương, ông sang Tây, tôi đi Đông. Khiên Chiêu đầu quân cho Viên Thiệu, sau đó làm tướng dưới trướng Tào Tháo.
Do Khiên Chiêu luôn xưng hô huynh đệ với Lưu Bị trước mặt nhiều người khiến Tào Tháo nghi ngờ, thế nên không được làm lực lượng nòng cốt mà bị đẩy tới biên cương, canh giữ Bắc Quốc, phòng tránh dị tộc xâm phạm. Để bảo vệ người dân, ông đã ở biên cương 12 năm, giúp vùng đất đó được bình yên, không ai dám xâm phạm.
Điền Dự
Điền Dự từ nhỏ đã quen biết Lưu Bị, thế nên ông biết rõ phẩm hạnh của Lưu Bị. Ông cho rằng Lưu Bị là một vị trung quân ái quốc, là một quân thần vô cùng chín chắn, điềm đạm. Thế nên ông đã không ngần ngại đầu quân cho Lưu Bị.
Điền Dự là người rất có năng lực, ông đã đưa ra rất nhiều ý kiến hay cho Lưu Bị. Thế nhưng, trung không thể đi đôi với hiếu. Do ở quê nhà còn có cha mẹ già, thế nên cuối cùng Điền Dự vẫn phải cáo từ Lưu Bị, về quê phụng dưỡng cha mẹ. Từ đó cả hai chẳng còn qua lại với nhau.
Sau cùng, Điền Dự lại đầu quân cho Tào Tháo, hơn nữa còn được chính quyền Tào Ngụy coi trọng, lập được nhiều chiến công hiển hách cho Tào Tháo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận