Xe
28/05/2024 12:31 GMT+7

Thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan để giảm tai nạn giao thông

Thoạt nhìn có vẻ phức tạp, nhưng ngã tư kiểu Hà Lan lại mang đến giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho bài toán an toàn giao thông.

Cách thức hoạt động cơ bản của ngã tư kiểu Hà Lan - Video: Thomas and Dexter

Giao lộ kiểu mới được đánh giá giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông - Ảnh: The Drive

Giao lộ kiểu mới được đánh giá giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông - Ảnh: The Drive

Di chuyển là nhu cầu thiết yếu của con người. Từ thời xa xưa khi chỉ có thể đi bộ, con người đã không ngừng tìm kiếm và cải tiến phương thức di chuyển.

Ngày nay, chúng ta có vô số lựa chọn từ xe đạp, xe máy đến ô tô, xe buýt... Mỗi phương tiện lại có tốc độ và kích thước khác nhau, đặt ra thách thức không nhỏ cho việc thiết kế hạ tầng giao thông sao cho phù hợp.

Trước bài toán nan giải đó, người Hà Lan đã tiên phong phát triển mô hình ngã tư kiểu mới. Đây được xem là một giải pháp đột phá giúp phân luồng rõ ràng giữa người đi bộ, xe đạp và các phương tiện cơ giới.

Ngã tư kiểu Hà Lan là gì?

Mặc dù mục tiêu chính của mô hình này là tách biệt làn đường dành cho xe đạp khỏi các phương tiện cơ giới, nhưng thiết kế này cũng mang đến sự an toàn cho người đi bộ, người sử dụng xe đẩy, xe lăn... - Ảnh: NACTO

Mặc dù mục tiêu chính của mô hình này là tách biệt làn đường dành cho xe đạp khỏi các phương tiện cơ giới, nhưng thiết kế này cũng mang đến sự an toàn cho người đi bộ, người sử dụng xe đẩy, xe lăn... - Ảnh: NACTO

Điểm nhấn của mô hình này chính là các "đảo" được bố trí ở góc đường, buộc các phương tiện phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực giao lộ.

Thiết kế này không chỉ tạo ra khu vực an toàn cho người đi bộ và xe đạp, mà còn giúp tăng cường khả năng quan sát của người lái xe.

Theo Hiệp hội các quan chức quản lý giao thông vận tải đô thị quốc gia (NACTO), một nghiên cứu tại New York (Mỹ) cho thấy số vụ va chạm giữa ô tô và xe đạp tại các ngã tư kiểu mới thấp hơn đáng kể so với các giao lộ truyền thống.

NACTO cũng chỉ ra rằng thiết kế giao lộ kiểu Hà Lan giúp 98% tài xế nhường đường cho người đi xe đạp và 100% nhường đường cho người đi bộ.

Ban đầu, ngã tư kiểu Hà Lan có thể gây khó hiểu cho người tham gia giao thông bởi thiết kế có phần phức tạp. Tuy nhiên, chính sự phức tạp ấy lại là chìa khóa cho tính linh hoạt của mô hình này. Bởi sự phức tạp ấy thực chất có thể được điều chỉnh để phù hợp với mọi loại hình giao lộ, đặc biệt là các nút giao thông đông đúc.

Khác biệt với phương châm "chia sẻ đường" truyền thống, ngã tư kiểu Hà Lan tách biệt làn đường dành cho xe đạp khỏi làn hỗn hợp, giúp các phương tiện khác nhìn rõ người đi xe đạp hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ngã tư kiểu mới giúp giảm tai nạn rõ rệt

Thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan để giảm tai nạn giao thông- Ảnh 3.
Thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan để giảm tai nạn giao thông- Ảnh 4.

Nhìn sơ qua, nhiều người có thể nghĩ ngã tư kiểu Hà Lan với các "đảo góc" rất quen thuộc. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn có thể nhận ra các đảo góc truyền thống thực chất chỉ có tác dụng phân làn xe rẽ trái và đi thẳng. Còn với mô hình kiểu Hà Lan, những góc này nhằm phân luồng rõ xe đạp và ô tô, xe máy. Ô tô, xe máy buộc phải đi vòng qua các đảo này chứ không được cua sát vỉa hè - Ảnh: USDOTNHTSA

Bộ Giao thông vận tải Mỹ cũng đã nhấn mạnh những lợi ích của mô hình này trong video minh họa.

Các đảo nằm ở các góc là yếu tố quan trọng trong thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan, bởi chúng tạo ra khu vực dừng chờ riêng biệt cho xe đạp.

Tại giao lộ truyền thống, người đi xe đạp thường phải dừng chờ cùng làn với ô tô, dẫn đến nguy cơ va chạm cao. Trong khi đó, tại giao lộ kiểu mới, các đảo này buộc ô tô phải đi vòng qua khu vực an toàn dành cho người đi xe đạp và người đi bộ.

Để đảm bảo các phương tiện cỡ lớn như xe tải vẫn có thể di chuyển dễ dàng, các nhà thiết kế đã bổ sung thêm khu vực cho phép xe tải vượt qua. NACTO cũng khuyến nghị bán kính các đảo nằm ở các góc cần đủ nhỏ để các phương tiện thuận tiện khi vào cua ở tốc độ dưới 16km/h.

Ngã tư kiểu Hà Lan không chỉ phù hợp với các khu vực đô thị lớn, mà còn mang lại hiệu quả cho các khu đô thị, làng sinh viên, điểm du lịch với mật độ người đi bộ đông đúc.

College Station (Texas, Mỹ) - nơi tọa lạc của Đại học Texas A&M - là nơi đầu tiên ở Mỹ xây dựng mô hình giao lộ không cần đèn dựa trên kiểu giao lộ Hà Lan. Seattle (Mỹ) cũng lần đầu tiên đưa giao lộ kiểu mới vào hệ thống đường công cộng trong năm qua. Còn thành phố Eugene (Oregon, Mỹ) dự kiến hoàn thành giao lộ kiểu Hà Lan đầu tiên vào tháng 8-2024.

Trong tương lai, đèn đỏ ở ngã tư sẽ biến mất?Trong tương lai, đèn đỏ ở ngã tư sẽ biến mất?

TTO - Bạn đã chán việc chờ đợi mỗi khi qua ngã tư có đèn đỏ? Có thể trong tương lai gần, điều này sẽ không còn nữa nhờ vào một công nghệ mới đang được phát triển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên