Tôi chưa đồng ý lắm giải pháp giải quyết hiện tượng “Ánh sáng trên cầu gây chói mắt” của ông Lê Hữu Thọ (XN tuần tra giám sát, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM).
Cụ thể trả lời PV Tuổi Trẻ, ông Thọ cho rằng: Việc điều chỉnh ánh sáng "không quá khó, chỉ cần hạ góc chiếu sáng nghiêng xuống mặt cầu nhiều hơn”.
Ông Lê Thanh Liêm (GĐ Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị TP.HCM) thì hứa sẽ điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn.
Cụ thể điểu chỉnh như thế nào thì chưa rõ.
Theo tôi, muốn điều chỉnh gì thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc chiếu sáng mà ông Dương Minh (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH công nghệ LED Ánh Sáng mới) nêu ra (vì thuộc về nguyên tắc chiếu sáng chung trong khoa học chiếu sáng khu vực công cộng: ánh sáng đèn phải bố trí từ trên cao xuống ở khoảng cách tối thiểu 6-9m so với mặt đất; hạn chế các tia sáng chiếu trực tiếp vào mắt người đi đường ở tầm gần.
Trong khi đó, qua thực tế một số cây cầu mới lắp đặt đèn chiếu sáng cho thấy việc lắp đặt này thuộc về thiết kế chứ không phải “chỉ cần hạ góc chiếu sáng nghiêng xuống mặt cầu nhiều hơn” như một số hình ảnh dưới đây:
Cầu Lê Văn Sỹ thiết kế thế này thì đâu phải “chỉ cần hạ góc chiếu sáng nghiêng xuống mặt cầu nhiều hơn” mà thuộc về thiết kế: bố trí ánh sáng ở lan can cầu thì dưới tầm mắt, còn trụ đèn cầu cũng là ánh sáng ngang chỉ cao khoảng 2-3m (chứ không phải từ trên xuống và tối thiểu 6-9m) - Ảnh: M.D |
Ánh sáng đèn Led trên thành cầu Bông chỉ cao ngang tầm bánh xe người đi đường - Ảnh: M.D |
Cầu Kiệu cũng thế, thậm chí do bố trí thấp, vỉa hè cầu cao nên tạo khoảng tối ngay trên mặt cầu và bóng người trên mặt cầu - Ảnh: M.D |
Chiếu sáng trên cầu vượt Lăng Cha Cả không chỉ thấp mà còn tạo những khoảng sáng - tối loang lở mặt cầu - Ảnh: M.D |
[poll width="400px" height="274px"]105[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận