Hình ảnh vụ rơi thiên thạch đôi do các nhà khoa học phác thảo |
Đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm thấy dấu vết của một vụ va chạm như vậy, theo RT.
Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Gothenburg, vụ va chạm đã để lại hai miệng hố lớn gần thành phố Östersund, Thụy Điển. Một miệng hố có đường kính 7,5km, miệng kia nhỏ hơn 10 lần, nằm cách đó 16km.
Các nhà khoa học tin rằng hai thiên thạch đã cùng lúc va chạm Trái đất vào 458 triệu năm trước sau một trận mưa thiên thạch lớn.
"Khoảng 470 triệu năm trước, trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc đã xảy ra vụ va chạm giữa hai tiểu hành tinh lớn, khiến nhiều mảnh vỡ bắn ra, nhiều mảnh vỡ trong số đó đã rơi xuống Trái đất, như hai mảnh vỡ ở Jämtland", nhà địa vật lý Erik Sturkell thuộc ĐH Gothenburg giải thích.
Theo nhóm nghiên cứu, vào thời điểm thiên thạch đôi rơi xuống, khu vực Jämtland nằm dưới biển 500m. Cú rơi của thiên thạch đã đẩy nước biển dạt ra xung quanh, khiến khu vực này "hoàn toàn khô ráo". Nước sau đó ập trở lại cùng các mảnh vỡ từ thiên thạch.
"Thiên thạch nhỏ vẫn còn sau cú rơi, còn thiên thạch lớn phát nổ và tan rã. Tại Jämtland chúng tôi tìm thấy các khoáng chất từ thiên thạch, các hạt nhỏ của crôm", Sturkell nói.
Hiện chưa rõ tác động của vụ rơi thiên thạch đôi này đối với các loài sinh vật vật sống dưới nước và trên đất liền xung quanh Jämtland vào thời điểm đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận