TTCT - Từ khi là quả trứng nhỏ đến khi trưởng thành, những loài côn trùng đều chứng tỏ một năng lực đặc biệt để sinh tồn: thuật ngụy trang. Ở mọi giai đoạn trong cuộc đời chúng, từ khi là quả trứng nhỏ đến khi trưởng thành, những loài côn trùng đều chứng tỏ một năng lực đặc biệt để sinh tồn: con mồi đánh lừa kẻ săn mồi, "che giấu thân phận" để không trở thành mồi ngon cho các loài khác. Đó là một chiến lược sinh tồn hiệu quả, vì những kẻ săn mồi muốn ăn côn trùng, nên chúng bỏ qua những gì trông có vẻ là thực vật. Chúng giống như lá, như cành cây, như vỏ cây, có loài ngụy trang y hệt chiếc lá đầu tiên mà chúng ăn trong đời, mang lại một ý nghĩa mới cho câu "Bạn là những gì bạn ăn". Trở nên nâu hơn ở môi trường sống khô cằn, xanh hơn ở rừng mưa nhiệt đới hay bãi cỏ, trắng xám giữa vùng đá vôi... sự biến hình ấy còn để đánh lừa con mồi mà no được cái bụng. Ta thấy ở đây những ví dụ hoàn hảo cho sức mạnh của chọn lọc tự nhiên: loài côn trùng nào có thể hòa nhập với môi trường của chúng sẽ ít bị ăn thịt hơn, có thể truyền lại gene và khả năng ngụy trang tự nhiên của chúng cho các thế hệ tương lai.Bọ Lá (Phylliidae) là một loài hết sức đặc biệt: khi từ trứng nở ra, chúng ăn lá nào đầu tiên trong đời thì sẽ copy hoàn chỉnh chính mẫu lá đó. Ở VN, có thể thấy loài này ở khắp cả nước, nhưng thuốc trừ sâu đã làm giảm số lượng chúng đáng kể. Con Bọ lá trong ảnh này được chụp trên lá mai rừng, ven đường vào một con suối tại Phú Quốc.Loài sâu đo ngụy trang thành một cành khô trên cuống của hoa xuyến chi. Ảnh chụp tại công viên Gia Định, TP.HCM.Vạc sành giả lá (Onomarchus uninotatus) ngụy trang như chiếc lá để tránh kẻ thù. Loài này ăn thực vật, ăn lá của các loài cây ăn quả, thường được tìm thấy trên cây mít vì lá mít là món khoái khẩu. Loài này được xem là loài côn trùng có hại đối với nhà nông. Ảnh chụp tại Gia Canh - Đồng Nai.Nhện cua (Crab spider) ngụy trang trên hoa chuỗi ngọc để bắt bướm. Ảnh chụp tại công viên Tao Đàn, TP.HCM.Loài vạc sành (Pseudophyllus titan) lớn, rất giống lá cây. Chúng thường ngụy trang trên cành, đung đưa theo gió hoặc đứng im phăng phắc để tránh kẻ thù phát hiện. Ảnh chụp ở Mã Đà, Đồng Nai.Bọ ngựa ngụy trang dưới lá khô. Nhiều loài bọ ngựa ở VN có kích thước nhỏ hơn, màu sắc đa dạng hơn nhiều so với loài bọ ngựa xanh (dài tầm 5-6cm, còn gọi là ngựa trời). Trong hình là một loại bọ ngựa lá khô (Dead leaf mantis) đang ngụy trang chờ con mồi. Ảnh chụp tại Cần Giờ, TP.HCM.Ngài (bag worm) dùng cây nhỏ ngụy trang. Chúng thường tạo cho mình một ngôi nhà bằng những cành cây nhỏ, ẩn mình trong ngôi nhà đó cho đến khi sinh sản và chết. Chỉ con cái mới tạo ra ngôi nhà và ở trong đó đợi con đực đến giao phối. Ảnh chụp tại Thác Mai, Đồng Nai.Bọ que rêu (Moss mimic stick insect) ngụy trang trên thân cây mọc đầy rêu ở Vườn quốc gia Bạch Mã.Ếch rêu (Vietnamese Mossy Frog), còn gọi là ếch cây sần Bắc Bộ, một loài ếch rất đẹp và là loài đặc hữu của Việt Nam. Ảnh chụp tại Vườn quốc gia Tam Đảo.Thằn lằn đuôi thùy (Ptychozoon trinotaterra), hiếm gặp vì chúng ngụy trang rất tài tình. Ảnh chụp tại Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk.Những côn trùng trong hai trang báo này đều là những loài có trong thiên nhiên hoang dã của Việt Nam. Bạn có thể phát hiện những con vật ẩn giấu này không?■ Tags: Thiên nhiên hoang dãCôn trùngThuật hóa trang của động vậtĐộng vật ngụy trangNgụy trang
Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi CÔNG TRUNG 25/11/2024 Lừa đảo từ việc mạo danh shipper ngày càng tinh vi, khiến khách hàng lúng túng và rơi vào vòng xoáy mất tiền mà không hề hay biết.
Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ THANH BÌNH 25/11/2024 Động cơ của chiếc máy bay chở khách do Nga sản xuất đã bốc cháy dữ dội sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24-11.
Nước trên các sông dâng cao do mưa lớn, Huế khẩn cấp cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học NHẬT LINH 25/11/2024 Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát thông báo khẩn cấp cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học vì mưa lớn, nước các sông dâng rất nhanh.
Cận cảnh mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm Oreshnik THANH BÌNH 25/11/2024 Cơ quan An ninh Ukraine đã cho các nhà báo thấy những mảnh kim loại được cho là của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik.