Theo bà Nga, thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học và đề nghị Ủy ban Văn hóa - Giáo dục vào cuộc, xem xét có phải do thiếu trầm trọng trường công cấp III và giải quyết tình trạng này thế nào", bà Nga nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng tình trạng này có nhiều nguyên nhân. Trong đó, số lượng trường THPT ít hơn THCS, học sinh từ lớp 9 lên lớp 10 được phân luồng bằng điểm thi. Ai điểm cao thì chọn vào các trường theo nguyện vọng, thấp hơn thì sang trường khác.
Ngoài ra, học sinh có thể theo học trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề và đi theo con đường khác.
Trong khi đó, trình bày báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tiếp tục nêu ý kiến về việc chậm hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp mà điển hình là Công ty An Phát.
Nhấn mạnh nghị quyết của Quốc hội yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong hoàn thuế VAT, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo, ông Thanh cho rằng nếu Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) không có hướng dẫn thì cả yêu cầu của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng "gần như không có giá trị gì".
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương mời Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng nêu rõ hướng xử lý việc chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Quá trình ông Hùng giải trình chưa đi đúng yêu cầu nên Phó chủ tịch Quốc hội nhắc nhở. "Bây giờ đang nói giải pháp của Chính phủ, Bộ Tài chính về giải quyết bức xúc nhất của doanh nghiệp liên quan hoàn thuế giá trị gia tăng vẫn cứ đọng. Nếu anh không biết thì thôi", ông Phương nêu rõ.
Nêu ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hỏi hiện nay tổng số tiền hoàn thuế chưa hoàn là bao nhiêu? Tuy nhiên, ông Hùng chưa có câu trả lời.
Ông Huệ nhấn mạnh hiện nay Quốc hội có nghị quyết chung, Chính phủ đã có chỉ đạo. Đây là trách nhiệm của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. Quốc hội, Chính phủ không làm thay. Ông nêu rõ "doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn, tiền hoàn thuế là tiền của người ta còn không cho hoàn nữa, kéo dài mấy năm nữa thì mình làm doanh nghiệp mình có sống được không?".
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết 100% thông qua về nguyên tắc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Theo đó, các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc diện phải sắp xếp từ đây đến năm 2025 là những nơi có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số dưới 70% quy định. Cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% quy định; cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích dưới 20% và dân số dưới 300% quy định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết vừa qua Bộ Nội vụ làm việc với 63 tỉnh thành, rà soát và đưa ra phương án dự kiến sắp xếp 33 huyện, 1.327 xã đến năm 2025. Trong đó có khoảng 16 đơn vị cấp huyện ở đô thị và 400 đơn vị cấp xã ở đô thị phải sắp xếp.
Từ đó, Bộ Nội vụ cũng tính toán dự kiến số cán bộ công chức dôi dư tương ứng. Theo đó, số cán bộ lãnh đạo cấp huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người, cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.
HĐND TP.HCM cụ thể hóa nhiều chính sách đặc thù
Ngày 12-7, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM khóa XV, các đại biểu thông qua 65 nghị quyết.
Trong đó, HĐND TP đã thông qua nghị quyết về triển khai thực hiện nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Nghị quyết này xác định trách nhiệm của đại biểu và HĐND TP, với 14 nội dung thuộc nhiệm vụ và 13 nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND TP, thường trực HĐND TP, các ban, tổ đại biểu và đại biểu trong việc thực hiện nghị quyết 98.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết việc cụ thể hóa một số nội dung thuộc nhiệm vụ và thẩm quyền thể hiện HĐND TP xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nghị quyết 98.
Theo đó, cần phải sớm triển khai thực hiện, thể chế hóa, qua đó phát huy tối đa nguồn lực, sức mạnh của nhân dân và thống nhất trong hành động của toàn hệ thống chính trị. Từ những chính sách cụ thể này kỳ vọng tạo bước chuyển biến có tính đột phá, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược, thúc đẩy TP phát triển nhanh, bền vững.
Thanh Hóa thiếu trên 6.800 giáo viên
Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII hôm 12-7, ông Trần Văn Thức - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh - cho biết so với định mức, hiện toàn tỉnh còn thiếu trên 6.800 giáo viên, trong đó thiếu 277 giáo viên tiếng Anh, giáo viên tin học thiếu 680 người, giáo viên âm nhạc thiếu 12 người, giáo viên mỹ thuật thiếu 209 người.
Nguyên nhân thiếu giáo viên, theo ông Thức, là do "trung ương giao biên chế cho tỉnh thấp hơn so với nhu cầu tính theo định mức quy định của tỉnh, thấp hơn nhiều so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Các năm trước đây tỉnh không tuyển dụng giáo viên để bổ sung cho số nghỉ hưu. Do chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi cơ cấu bộ môn nên có môn thừa, có môn thiếu cục bộ.
Có sự bất cập giữa chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành và việc đào tạo nguồn sinh viên đáp ứng yêu cầu tại các trường đại học, nguồn tuyển đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới thiếu, nhất là giáo viên môn văn hóa bậc tiểu học và bộ môn đặc thù tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận