28/10/2004 11:14 GMT+7

Thị hiếu mới trong tiêu dùng ở đô thị Việt Nam

H.GIANG - C.HÀ lược dịch
H.GIANG - C.HÀ lược dịch

TT - Margot Cohen, nữ phóng viên của FEER, tới VN thường trú từ vài năm nay. Trong số báo mới nhất ngày 28-10, FEER đã đăng tải hai bài viết của nữ phóng viên này về khía cạnh mới của đô thị VN: sự xuất hiện của lối sống tiêu dùng.

Durk8Aeb.jpgPhóng to
Trên đường phố Hà Nội - Ảnh: T.T.D.
TT - Margot Cohen, nữ phóng viên của FEER, tới VN thường trú từ vài năm nay. Trong số báo mới nhất ngày 28-10, FEER đã đăng tải hai bài viết của nữ phóng viên này về khía cạnh mới của đô thị VN: sự xuất hiện của lối sống tiêu dùng.

Qua hai bài viết với tiêu đề “VN: tiêu dùng ồ ạt tại hai thành phố lớn” và “Thị hiếu mới cho đời sống khá giả”, tác giả nhận định VN đang thay đổi sâu sắc.

Thú tiêu xài chuyển ra Hà Nội

Hà Nội tằn tiện và Sài Gòn hoang phí là những hình ảnh quen thuộc ở VN - dấu vết khác biệt về thói quen tiêu dùng của hai miền Bắc - Nam. Nhưng những hình ảnh đó đang nhanh chóng thay đổi. Hiện giờ người dân Hà Nội ngày càng ưa chuộng những nhãn hiệu hàng hóa đắt tiền, trong khi người miền Nam lại thích hàng hóa rẻ hơn.Hãy hỏi Bùi Hoàng Hải - một doanh nhân VN trong lĩnh vực hàng điện tử cao cấp. Anh cho hay người Hà Nội hiện thích những tivi cỡ lớn và các hàng hóa có vẻ ngoài hào nhoáng và cho rằng hàng hóa có nhãn hiệu luôn bền hơn. Còn người chính gốc Sài Gòn lại có xu hướng mua những hàng hóa rẻ, bất kể là nhãn hiệu gì. Họ thích vài năm lại thay thế đồ dùng hơn là bỏ ra thật nhiều tiền để mua một món đồ.Đồng ý với nhận định này, ông Hiromoto Harano - trưởng phòng bán hàng của Công ty Toto VN (chuyên bán đồ cao cấp Nhật Bản dùng cho nhà vệ sinh) - nói: “Người Hà Nội tương đối giống người Nhật. Họ ngại mặc cả”.Ở cả hai thành phố, các nhãn hiệu đang ngày càng tạo được chỗ đứng khi người dân đi nước ngoài ngày một nhiều và nhận thức được những mặt hàng nào là hợp thời trang. Quảng cáo qua Internet cũng là một nhân tố giúp người tiêu dùng làm quen với các nhãn hiệu.Thị hiếu ở miền Bắc và miền Nam đang thay đổi. Năm năm trước chỉ có một nửa trong số 1.200 dân đô thị, trong một điều tra của Taylor Nelson Sofres - công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, đồng ý với câu nói: “Tôi không ngại trả nhiều tiền hơn để có được những món đồ tốt hơn”. Năm nay, số người trả lời như vậy tăng lên không dưới 80%.

Khoảng cách tiêu dùng đô thị - nông thôn: 8 lần

Tại một phòng trưng bày đồ đạc sáng lóa, một biểu ngữ cổ vũ người mua hàng tìm “những cách đơn giản để tạo sự khác biệt” trong trang trí nội thất cho căn nhà của mình. Ví dụ, hãy thử bỏ ra 2.500 USD để mua một ghế xôpha bằng da đỏ cùng mấy chiếc ghế tương ứng, hay 11.000 USD cho một chiếc tivi màn hình phẳng 50 inch.Những biểu giá như vậy nghe có vẻ kỳ quặc đối với VN, nơi mà thu nhập bình quân hằng năm chính thức là 480 USD. Nhưng những doanh nhân như Nguyễn Chí Dũng, giám đốc Công ty An Dương, vừa mở một phòng trưng bày nội thất 2.000m2 thì biết rằng người tiêu dùng ở Hà Nội từ lâu đã không còn những mơ ước đạm bạc. “Những người trẻ và trung niên hiện có nhiều tiền hơn và họ đang tìm kiếm những kiểu dáng hiện đại” - ông Dũng nói.Thay đổi sâu sắc về tiêu dùng ở các đô thị đã đảo ngược hình ảnh ở nước ngoài về VN là một miền đất nghèo đói. Đối với tầng lớp trung lưu ở Hà Nội và TP.HCM, việc mua sắm máy vi tính cho gia đình, điện thoại di động, máy giặt và các chuyến du lịch nước ngoài trọn gói là chuyện thường tình. Tuy thế, điều ấn tượng hơn là sở thích của giới thượng lưu VN đối với các hàng hóa sang trọng, từ đồ lót Pháp đến xe máy Ý, đồng hồ Thụy Sĩ và thậm chí là toalet điều khiển từ xa của Nhật.Nhiều nhân tố góp phần vào sự tiêu dùng quá độ dễ thấy này. Một số nhà phân tích chỉ ra mối liên kết giữa tham nhũng và sự bùng nổ đầu cơ bất động sản. Nhưng không phải mọi đồng tiền đều được làm ra theo các kỳ quặc như vậy. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của khu vực tư nhân nội địa của VN trong vòng bốn năm qua đã đem lại nhiều tiền cho các hộ gia đình ở đô thị hơn bao giờ hết. Các nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những tính toán giật mình về tốc độ tăng sức mua ở hai thành phố này. Bắt đầu từ giả định rằng 1 đôla ở VN có giá trị gấp 5 lần 1 đôla ở Mỹ do giá trị những hàng hóa và dịch vụ mà 1 đôla ở VN có thể mua được (một biện pháp được gọi là sức mua tương đương), WB cho biết rằng một hộ trung bình bốn người ở TP.HCM hoặc Hà Nội tiêu hết một khoản tương đương 20.000 USD trong năm 2002.Điểm bán hàng của Louis Vuitton (nhãn hiệu hàng da nổi tiếng) ở Hà Nội dự kiến mở rộng cửa hiệu gấp ba lần vào dịp Giáng sinh sau khi tính toán rằng khoảng 170 khách hàng tới cửa hàng một tuần trong năm qua.Có lẽ bằng chứng ấn tượng nhất về tiêu dùng ồ ạt là thị trường cho toalet. Toto VN đã khởi động một nhà máy trị giá 29 triệu USD ở Hà Nội vào tháng bảy năm nay. Ông Hiromoto Harano kể: Các khách hàng giàu có vào cửa hàng và hỏi đâu là kiểu toalet đắt nhất và nói “được rồi, tôi lấy hai hoặc ba cái”. Một số người bán hàng VN còn giúp khách hàng hiểu được những chỉ dẫn bằng tiếng Nhật trên bảng điều khiển từ xa cho một nhà vệ sinh Toto nhập khẩu giá 3.000 USD. Kiểu chi tiêu như vậy vượt xa so với chi tiêu ở nông thôn. Sử dụng cán cân sức mua ngang giá, một hộ gia đình bốn người ở nông thôn tiêu 2.560 USD trong năm 2002. Bằng cách này, WB ước tính chi phí trung bình của hộ gia đình ở Hà Nội và TP.HCM cao gấp 8 lần so với nông thôn.Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ở VN đang ngày một gia tăng nhưng rõ ràng là chưa tới mức khủng khiếp như ở nước láng giềng Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định. Trong một vài năm qua, người dân nông thôn đã có thể mua một số hàng hóa cơ bản như tivi và xe máy Trung Quốc rẻ tiền. Họ cũng dành tiền cho việc sửa sang và cơi nới nhà ở. Chẳng hạn Công ty Unilever Anh - Hà Lan ghi nhận 60% các mặt hàng gia dụng và cá nhân bán được cho người mua ở nông thôn. Nhưng đối với hầu hết các nhà sản xuất, khoảng cách tiêu dùng giữa nông thôn và thành thị vẫn là một lo ngại. Suy cho cùng, tổng dân số của Hà Nội và TP.HCM mới chỉ hơn 10 triệu người trong tổng số 82 triệu dân của VN. Các thành phố nhỏ như Hải Phòng và Đà Nẵng cũng đang phát triển, nhưng người dân những nơi này còn lâu mới đạt mức tiêu dùng như ở hai thành phố chính.

(*) Tựa lớn và tựa trong bài do Tuổi Trẻ đặt.

H.GIANG - C.HÀ lược dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên