Ngày 21-11, bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc TP.HCM cho biết sau một thời gian nghiên cứu đơn vị đang phối hợp với một số nơi để triển khai thí điểm . Đây là một bộ phận nằm trong tổng thể xây dựng TP thông minh.
Theo bác sĩ Long, hệ thống điều hành cấp cứu thông minh được xây dựng hoàn toàn bằng công nghệ thông tin, khác hoàn toàn so với cách thức thủ công trước đây là khi có người dân gọi nhân viên trực tổng đài phải ghi chép thông tin chuyển cho nhân viên trực cấp cứu hoặc bốc điện thoại gọi cho trạm vệ tinh.
Điều này gây mất thời gian của cả nhân viên y tế, của người bệnh và đặc biệt không đảm bảo "giờ vàng" cấp cứu người bệnh.
Có thể hình dung hệ thống điều hành cấp cứu thông minh được cấu thành bởi 4 bộ phận chính gồm bệnh nhân, người dân; kíp và xe cấp cứu; bệnh viện, trạm vệ tinh và hệ thống điều hành cấp cứu thông minh là trung tâm có vai trò kết nối, quản lý điều hành các bộ phận trên nhằm mục đích nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Theo đó, khi tiếp nhận cuộc gọi của người dân, ngay lập tức mọi thông tin về tên tuổi, tình trạng bệnh, địa chỉ của người bệnh cùng lúc được đồng bộ hóa kết nối với các kíp cấp cứu ở các bệnh viện, trạm vệ tinh.
Tùy vào từng loại bệnh lý khẩn cấp hay thông thường, trung tâm chủ động điều phối kíp cấp cứu gần nhất đưa bệnh nhân vào bệnh viện hoặc trạm vệ tinh nhanh nhất phù hợp với tình hình bệnh lý.
PGS.TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP đánh giá khoảng 4 năm gần đây ngành y tế TP tập trung đầu tư cho cấp cứu 115 với mục tiêu nhằm tăng hiệu quả cấp cứu 115. Hiện nay, mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh có 25 trạm (kể cả trung tâm 115), phủ sóng 24/24 quận, huyện.
"Hệ thống điều hành cấp cứu thông minh hiện đang trong giai đoạn thí điểm, sắp tới sẽ kết nối toàn hệ thống cấp cứu, kết nối các bệnh viện trên địa bàn TP và kết nối với đầu số 113, 114" – PGS.TS Tăng Chí Thượng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận