27/04/2016 08:00 GMT+7

​Thêm vụ án liên quan đến đại tá Quý: Có dấu hiệu oan sai

TS PHAN ANH TUẤN (trưởng bộ môn luật hình sự  Đại học Luật TP.HCM)
TS PHAN ANH TUẤN (trưởng bộ môn luật hình sự Đại học Luật TP.HCM)

TTO -  Đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nông ngư cơ, cho thuê máy phát điện nhưng lại bán máy phát điện, sau đó ông Thành bị kết án 1 năm tù (án treo)...

Báo Tuổi Trẻ đăng bài “” với nội dung ông Nguyễn Văn Thành (62 tuổi, ngụ Q.5, TP.HCM) đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nông ngư cơ, cho thuê máy phát điện nhưng lại... bán máy phát điện, sau đó ông bị kết án 1 năm tù (án treo), phạt 10 triệu đồng về tội kinh doanh trái phép. 

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, chúng tôi cho rằng TAND huyện Bình Chánh và Tòa án nhân dân TP.HCM đã gây .

“Theo bản án phúc thẩm số 682/2015/HSPT ngày 11-11-2015 của TAND TP.HCM, ngày 19-3-2013 Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an H.Bình Chánh phối hợp với Công an xã Tân Kiên (H.Bình Chánh) kiểm tra hộ kinh doanh do ông Thành đại diện.

Tổ công tác phát hiện 12 tổ máy phát điện đã qua sử dụng nên niêm phong, tạm giữ 12 máy này với lý do: “Ông Thành khai mua lại của người khác, không có hóa đơn chứng từ để bán lại kiếm lời”. 12 tổ máy này được giám định trị giá hơn 2,7 tỉ đồng.

Theo thống kê của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an H.Bình Chánh, ông Thành bắt đầu mua bán máy phát điện từ năm 2006 tới nay (khoảng 20 máy phát điện). Như vậy, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án ông Thành về tội kinh doanh trái phép do hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Về thời điểm xét xử: ngày 25-9-2015 ông Thành bị TAND H.Bình Chánh ra bản án số 255 và TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm ngày 11-11-2015 theo bản án số 682/2015/HSPT đều sau ngày 1-7-2015 khi Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực. Do vậy, khi xét xử để xem xét hành vi kinh doanh của ông Thành có bị coi là trái phép hay không phải dựa vào quy định của Luật đầu tư.

Khoản 1 điều 5 Luật đầu tư quy định: “1. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật này không cấm”. Như vậy kể từ ngày 1-7-2015, công dân được phép kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm - kể cả những ngành nghề không quy định trong giấy phép kinh doanh trước đó.

Do đó tại thời điểm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, hành vi của ông Thành không bị coi là tội phạm bởi tại thời điểm sau ngày 1-7-2015 ông Thành được quyền tự do kinh doanh mọi ngành, nghề mà Luật đầu tư không cấm.

Đây là trường hợp vào thời điểm thực hiện hành vi của ông Thành (có thể) là tội phạm, nhưng khi xét xử hành vi này không phải là tội phạm do có sự thay đổi của pháp luật (Luật đầu tư thay đổi dẫn đến nội hàm của tội kinh doanh trái phép thay đổi).

Theo quy định tại khoản 3 điều 7 Bộ luật hình sự, đây là trường hợp “điều luật xóa bỏ một tội phạm” thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Hay nói cách khác, hành vi của ông Thành không cấu thành tội phạm vào thời điểm xét xử, do đó tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không được kết án ông Thành phạm tội kinh doanh trái phép. Điều đó cũng có nghĩa là ông Thành bị oan, sai trong vụ án này.

TS PHAN ANH TUẤN (trưởng bộ môn luật hình sự Đại học Luật TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên