Bảo mật bằng mật khẩu đã không còn an toàn, các giao dịch trực tuyến cần mức bảo vệ cao hơn để thoát khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Ảnh: Freepik
Nhu cầu gia tăng bảo mật ngày càng cao
Anh Thành Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết là chủ một doanh nghiệp phân phối hàng điện tử, anh thường phải thực hiện các giao dịch lớn, từ thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp đến nhận tiền thanh toán từ khách hàng.
Mặc dù trước đây anh đã sử dụng nhiều biện pháp an ninh như cài đặt định vị điện thoại, tin nhắn thông báo biến động số dư, thiết lập mật khẩu 2 lớp… nhưng không vì thế mà anh bớt lo lắng mỗi khi thực hiện các giao dịch quan trọng.
"Một số lần, tôi đã phải đổi mật khẩu và kiểm tra lịch sử giao dịch chỉ để đảm bảo mọi thứ an toàn", anh Trung cho biết.
Cùng nỗi lo như anh Trung, chị Ngọc Liên (Hà Đông, Hà Nội) cũng phải thực hiện các giao dịch lớn trong ngày. Là người sáng lập chuỗi thương hiệu thời trang công sở, hàng ngày chị nhận được nhiều cuộc điện thoại chào mời mẫu hàng, tham gia đầu tư, nếu không nghe máy thì lo ngại bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, mà nghe thì cũng lo sẽ bị lừa click vào link hàng hóa rồi bị hack điện thoại và mất tiền trong tài khoản.
"Tôi từng mất ăn mất ngủ vì lo sợ tài khoản của mình bị đánh cắp. Dù đã sử dụng mật khẩu mạnh và OTP, tôi vẫn không thực sự cảm thấy an tâm, nhất là khi ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi như giả mạo và lừa đảo tài chính", chị Liên chia sẻ.
Tính năng sinh trắc học - "Hàng rào" bảo vệ hiện đại
Gia tăng an toàn trên không gian mạng, đặc biệt trong các giao dịch online đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của các tổ chức tài chính.
Do đó, khi Ngân hàng Nhà nước công bố Quyết định 2345 yêu cầu từ ngày 1-7-2024, các giao dịch trực tuyến của khách hàng cá nhân bắt buộc phải xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học; sau ngày 1-1-2025 các giao dịch online sẽ bị ngừng hoàn toàn nếu chủ tài khoản không cập nhật sinh trắc học - đã giúp những người như anh Trung, chị Liên giảm nỗi lo mất an toàn khi giao dịch.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, sinh trắc học có tính bảo mật cao hơn mật khẩu truyền thống. Bởi mật khẩu có thể bị xâm phạm thông qua các hành vi như lừa đảo qua mạng hay cài phần mềm gián điệp. Còn sinh trắc học là một dạng bảo mật cá nhân hóa, khó bị sao chép hay giả mạo, mang đến mức độ an toàn cao hơn.
Sinh trắc học cũng ghi điểm khi người dùng không cần phải nhớ mật khẩu phức tạp hay liên tục hay đổi mã PIN để tăng cường bảo mật.
Sinh trắc học là bước tiến lớn trong công nghệ bảo mật tài chính. Các nền tảng tài chính lớn trên thế giới đã ứng dụng tính năng này để bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.
Cập nhật sinh trắc học mang đến mức độ an toàn cao hơn cho các giao dịch tài chính trực tuyến. Ảnh: Freepik
Ngay khi Ngân hàng Nhà nước công bố chính sách mới, Viettel Money cùng các tổ chức tài chính khác đã nhanh chóng tích hợp sinh trắc học để mang đến sự an toàn và tiện lợi tối đa cho người dùng.
Khi nghe về việc Viettel Money triển khai tính năng bảo mật bằng sinh trắc học, chị Liên đã không chần chừ mà cập nhật ngay.
"Từ khi sử dụng tính năng này, tôi cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Việc xác nhận danh tính qua khuôn mặt giúp đảm bảo chỉ có mình tôi mới có thể thực hiện giao dịch", chị Liên cho hay.
Đối với anh Trung, khi Viettel Money cập nhật tính năng xác thực sinh trắc học, lo lắng của anh cũng đã được giải tỏa.
"Với việc sử dụng nhận diện khuôn mặt để xác minh, tôi biết rằng tài khoản của mình đang được bảo vệ bằng công nghệ hiện đại. Mỗi lần chuyển tiền, tôi cảm thấy an toàn hơn hẳn", anh bày tỏ sự hài lòng.
Trong bối cảnh giao dịch trực tuyến ngày càng trở thành xu hướng tất yếu, việc bảo vệ tài khoản tài chính không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ mà còn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân. Với việc tích hợp sinh trắc học, Viettel Money đã và đang chứng minh vai trò hàng đầu trong việc nâng cao bảo mật, mang lại sự yên tâm cho khách hàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận