TTCT - Trong thời điểm Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra ở Nhật Bản, cách đó hơn 5.500 cây số, tại bang Alaska (Mỹ), một “thế vận hội” dành cho các thổ dân bản địa Bắc Mỹ cũng tổ chức kỳ thi đấu thứ 60 của mình. Chuẩn bị thi "tung chăn" tại WEIO 2014. Ảnh: flickr.com/fortwainwrightDiễn ra từ ngày 21 đến 24-7 tại thành phố Fairbanks, WEIO gồm các môn thể thao được sáng tạo nhằm gìn giữ và tôn vinh các kỹ năng sinh tồn cũng như văn hóa truyền thống của người bản địa Alaska và các cộng đồng thổ dân lân cận ở Bắc Mỹ. Đại hội diễn ra hằng năm kể từ 1961, chỉ riêng năm ngoái phải hủy vì COVID-19.Sáng lập bởi người ngoại đạoĐiều thú vị là những người sáng lập nên “thế vận hội” độc đáo này không phải là thổ dân bản địa mà là các nhân viên thuộc Hãng hàng không Wien Air Alaska.Theo tạp chí Smithsonian, năm 1961 bộ đôi phi công Bill English và Tom Richards của hãng hàng không hiện đã giải thể này thường xuyên bay qua bay lại giữa các vùng ngoại ô của bang Alaska rộng lớn. Trong những chuyến đi đó, họ có dịp xem người bản địa Alaska biểu diễn các điệu nhảy và những hoạt động thể chất khác, như tung chăn, chống đẩy bằng nắm đấm và thi kéo tai. Chúng vốn là những kỹ năng sinh tồn được duy trì từ thời tổ tiên của các tộc người bản địa, bao gồm người Inuit, Yupik và người Athabascan.Theo Gina Kalloch - xuất thân là người Koyukon Athabascan và hiện đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị WEIO, English và Richards rất xem trọng những hoạt động họ được chứng kiến và mong muốn người dân ở những vùng khác của bang cũng có thể biết đến chúng để hiểu rõ hơn về những giá trị truyền thống bên ngoài các thành phố lớn của Alaska.Không phải đợi lâu, ngay mùa hè năm đó, với sự hỗ trợ của Phòng thương mại thành phố và Hãng Wien Air Alaska, Fairbanks đăng cai “thế vận hội” kỹ năng sinh tồn đầu tiên dưới tên gọi sơ khai World Eskimo Olympics. Sang thập niên 1970, sự kiện này được đổi tên thành WEIO như hiện nay.A. E. “Bud” Hagberg và Frank Whaley - hai nhân viên quá cố của Wien Air Alaska - được ghi nhận là người sáng lập nên WEIO, còn English và Richards là những bình luận viên đầu tiên. Hãng hàng không này thậm chí còn nhiệt tình đề nghị chở các vận động viên từ làng của họ đến thành phố để thi đấu. Thi đấu môn "kéo gậy". Ảnh: WEIOCác môn thi đấu có một không haiNgày nay, hàng ngàn khán giả đến Fairbanks để xem vận động viên từ khắp các vùng của bang Alaska và nhiều nơi khác thi đấu tại các kỳ WEIO hằng năm.Theo website chính thức của ban tổ chức, có 19 môn thi đấu trong phiên bản WEIO hiện đại. Được thiết kế dựa trên những thói quen lao động để mưu sinh của người bản địa xưa, chúng khác xa các môn thi đấu tại Olympic chính thức và muôn phần độc đáo, có một không hai.Trong môn chống đẩy bằng nắm đấm, vận động viên sẽ nhảy về phía trước trong tư thế chống đẩy sao cho chỉ có nắm đấm và mũi chân chạm đất, lưng phải giữ thẳng. Mục đích của môn này là nhằm kiểm tra thể lực và khả năng mang vác nặng trong thời gian dài - những kỹ năng vốn rất quan trọng trong việc vận chuyển thịt động vật về nhà sau mỗi cuộc đi săn của thổ dân xưa. Thi đấu môn "chống đẩy bằng nắm đấm". Ảnh: WEIOMôn kéo gậy mô phỏng hoạt động bắt cá lên khỏi mặt nước từ bánh xe bẫy cá của người Alaska. Hai vận động viên cố cạy một thanh hình trụ dài 1 foot (30,48cm) và được bôi trơn bằng mỡ ra khỏi tay đối phương.Trong môn tung chăn, 30 người, hoặc có thể nhiều hơn, cùng căng một tấm chăn làm từ da động vật để tung một người lên không trung. Người nằm trên chiếc chăn phải giữ thăng bằng và tiếp đất trên một chân. Môn thi đấu này có nguồn gốc từ việc tộc người Iñupiaq ở phía Bắc Alaska dùng chăn tung người thợ săn lên không trung để quan sát trong khi đi săn. Thi đấu môn "tung chăn". Ảnh: WEIOTrước khi giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị WEIO, Kalloch từng đạt huy chương vàng môn đá cao kiểu Alaska cũng như tham gia thi đấu ở nhiều môn đòi hỏi thể lực khác.Tuy nhiên, có một môn mà bà phải kêu lên rằng “sẽ không bao giờ thử lại một lần nào nữa”, đó là môn kéo tai. Ở nội dung này, một sợi dây gân được buộc vào tai hai vận động viên ngồi đối mặt nhau. Họ phải kéo hết sức có thể để xé sợi gân ra khỏi tai đối thủ. “Môn này nhằm thử sức chịu đau [như khi bị bỏng lạnh] và dạy mọi người cách đối mặt với nỗi đau” - Kalloch chia sẻ với Smithsonian và cho biết thêm rằng con gái bà đã đạt huy chương vàng ở bộ môn này.Theo Kalloch, hai trong số các nội dung phổ biến nhất tại WEIO là đá cao một chân và đá cao hai chân. Theo đó, các vận động viên phải nhảy và đá vào một vật thể lơ lửng trong khi tiếp đất bằng chân. Nguồn gốc của hai môn này bắt nguồn từ hình thức liên lạc được các cộng đồng ngư dân ven biển sử dụng trước khi bộ đàm và điện thoại di động ra đời.“Ở các vùng phía Bắc của Alaska, địa hình thực sự bằng phẳng đến nỗi người ta có thể nhìn thấy xa hàng dặm. Trong khi đi săn, một trong những thợ săn sẽ sử dụng các kiểu đá khác nhau để gửi tín hiệu về làng nhằm thông báo khi có ai đó bị thương hay họ đã săn thành công và cần thêm người để hỗ trợ mang con thú đã chết về” - Kalloch giải thích.Một điểm đặc biệt ở WEIO là ban tổ chức chỉ phân biệt vận động viên tham gia các nội dung thi đấu theo giới tính chứ không chia họ ra theo nhóm tuổi, miễn là ứng viên đủ 12 tuổi trở lên. Vì vậy, việc một thiếu niên thi đấu với một người trưởng thành cũng không phải lạ. Và vì người Alaska bản địa luôn dạy con cháu họ giữ gìn truyền thống thi đấu tại WEIO, chuyện cha mẹ trở thành đối thủ của con cái trong các cuộc thi cũng là điều bình thường. “WEIO trở nên quan trọng hơn qua từng năm, vì rất nhiều người trong chúng tôi dần mất kết nối với nguồn gốc và ngôn ngữ của tổ tiên. Theo một cách nào đó thì đó là sự tiến bộ, nhưng với người bản địa, nó cũng là một sự mất mát. Thế vận hội mang đến cho mọi người cơ hội kết nối với các thế hệ trước và làm những gì tổ tiên của họ đã làm” - Kalloch nhận xét. Thi đấu môn "đá cao 2 chân". Ảnh: WEIO Đá một chân. Ảnh: WEIO WEIO không phải là sự kiện duy nhất ở Alaska nuôi dưỡng những truyền thống bản địa cho các thế hệ tương lai. Có thể kể đến Native Youth Olympics (NYO Games), đại hội thể thao dành cho các vận động viên ở độ tuổi thanh thiếu niên, như một cách hướng họ về truyền thống văn hóa ngay từ khi còn nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống ở khu vực thành thị, nơi họ ít có dịp tiếp xúc với các khía cạnh di sản. Tags: OlympicThổ dânNgười bản địa
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.