TTCT - Một nền thể thao mạnh không chỉ bao gồm các vận động viên đỉnh cao và huy chương Olympic. Nền móng để tòa nhà thể thao vững chãi phải nằm ở thể thao phong trào, học đường, và nhất là xã hội hóa.Trịnh Văn Vinh đã không thành công ở môn cử tạ tại Olympic Paris 2024. Ảnh: ReutersNếu nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh đoạt HCV bắn súng tại Olympic 2024 thì sao? Chắc chắn khi ấy báo chí tán dương tưng bừng, các quan chức thể thao thì vênh vang, y như hồi Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV năm 2016…Nhưng sau tấm HCV quý giá của Hoàng Xuân Vinh, bộ môn bắn súng thể thao của Việt Nam có phát triển mạnh mẽ hơn không? Khó thể nói là như vậy. Bắn súng là một môn thể thao chưa bao giờ trở thành phong trào hay đại chúng ở VN, khi không có nhiều nơi để người bình thường có thể tham gia tập luyện và thi đấu. Chưa kể, dù có mở rộng ra đi nữa thì cũng khó tìm người chơi phổ thông, khi chính các xạ thủ đi tranh huy chương mà nhiều lúc còn không có đạn để bắn tập.Vậy nên mới có câu hỏi huy chương Olympic để làm gì?Chân đế "thể thao học đường" bế tắcSự phát triển của thể thao muôn đời nay là theo hình tháp, chân đế càng lớn và vững vàng thì đỉnh càng cao. Đỉnh càng cao thì lại càng góp phần kích thích thêm đông người tham gia thể thao, khiến phần đế lại càng lớn.Vậy chân đế của thể thao VN hiện như thế nào? Cụ thể hơn, phần quyết định của chân đế đấy chính là thể thao trường học, nơi mà gần như mọi người đều phải trải qua ít nhất 12 năm đầu cuộc đời. Đó mới là mảng thể thao cần được chăm chút đầu tư nhiều nhất.Thành công của các nước tiên tiến với thể thao học đường giờ đây đã khiến chính Trung Quốc - cường quốc thể thao từng chỉ đi lên bằng con đường "nuôi gà chọi" - giờ cũng phải thay đổi.Tôi có nhiều dịp trò chuyện với các anh chị làm quản lý trong ngành giáo dục, và khi đề cập đến vấn đề thể thao học đường, ai cũng bảo: bế tắc!Thực tế đau lòng mà ai cũng thấy và cũng nói, là trường học còn chưa đủ thì mơ gì chuyện thể thao. Mỗi năm đến hè, chúng ta lại thấy phụ huynh vất vả tìm chỗ học cho con. Rõ nhất là kỳ thi tuyển vào lớp 10 luôn căng thẳng mỗi năm. Khi chỗ học còn không đủ thì đề cập chuyện sân chơi thể thao cho học sinh phải chăng là viển vông, phi thực tế?Cũng có ý kiến cho rằng chương trình học quá nặng nề, khiến trẻ con bù đầu với chuyện học chữ, không còn thời gian để chơi thể thao. Nhưng một cựu hiệu trưởng trường công đã nhìn khác, khi hỏi: Giả dụ bây giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế lại chương trình học cho nhẹ nhàng hơn thì học sinh có được học nhẹ nhàng để có thời gian chơi thể thao không? Vẫn là khó, khi mà phụ huynh vẫn còn canh cánh với cuộc chiến kiếm một suất ở trường công tốt.Vậy hệ thống trường tư thì sao? Một bác sĩ nổi tiếng về nghề đồng thời cũng là tay chơi thể thao có tiếng tâm sự: "Ban đầu, khi chọn trường cho con, tôi nghiêng về trường tư vì đa số rất chú trọng thể thao. Nhưng sau vài năm tôi thấy không ổn, khi thể thao rất được chú trọng, nhưng chuyện học chữ khá là trời ơi. Thế là bây giờ tôi phải cho quay lại trường công, và kết quả thì ngược lại với trường tư. Thật là khổ".Với nền tảng như thế, những chiếc huy chương Olympic không còn nhiều ý nghĩa. Nếu có, chẳng qua cũng chỉ để mua vui một vài trống canh, rồi thôi.Hết thời "nuôi gà chọi"?Huy chương Olympic ít nhiều cũng là giá trị không nhỏ với thương hiệu quốc gia. Nếu nhìn nhận như vậy, ta sẽ hiểu vì sao một số nước không phải dư dật gì, nhưng thành tích thể thao đỉnh cao không chịu thua ai. Một ví dụ là Triều Tiên. Họ không hề khoe có lò đào tạo đẳng cấp quốc tế, không thi đấu giao hữu quốc tế bao nhiêu, nhưng bóng đá nữ ở châu Á họ chỉ kém mỗi Nhật Bản, bóng bàn thì có đôi nam nữ vào chung kết Olympic…Con đường duy nhất của các quốc gia không mạnh về kinh tế, nhưng vẫn có thành tích thể thao đỉnh cao xem được, chính là "nuôi gà chọi".Chiến thuật này không hẳn đã xấu, nếu trong một giai đoạn ngắn nào đó, cần làm hình ảnh quốc gia. Nước Nhật tan hoang sau Đệ nhị thế chiến và muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy dân tộc mình mạnh mẽ thế nào, trên mọi phương diện, mà thành tích thể thao là cách thể hiện trực diện nhất. Năm 1945, nước Nhật tan hoang bởi hai quả bom nguyên tử, nhưng chỉ 7 năm sau, họ đoạt 4 HCV ở giải vô địch bóng bàn thế giới. Hay năm 1964, họ đoạt HCV bóng chuyền nữ Olympic ngay trên sân nhà. Xem lại phim tài liệu, ta thấy con đường đến vinh quang của bóng bàn và bóng chuyền Nhật Bản thời ấy là khổ luyện kiểu nuôi gà chọi.Hiện tại, chiến thuật này cũng còn được nhiều nơi áp dụng, không chỉ bằng con đường khổ luyện, mà còn nhờ du học để hưởng thành tựu khoa học thể thao ở các nước tiên tiến. Tấm HCV bơi lội lịch sử của Singapore do Joseph Schooling mang về năm 2016 ở cự ly 100m bướm cũng là một kiểu "nuôi gà chọi": Anh được đầu tư lớn để qua Mỹ học dài hạn. Gần đây hơn, cô gái Julien Alfred đã gây chấn động Olympic 2024 với tấm HCV nội dung chạy 100m danh giá. Đại diện cho quốc gia nhỏ xíu Saint Lucia, nhưng Alfred không phải khơi khơi mà thành tài. Cô đã du học ở những lò đào tạo VĐV điền kinh hàng đầu thế giới tại Jamaica và Mỹ.Ngay với VN, chúng ta có Ánh Viên, một "gà chọi" điển hình từng du học lâu dài ở Mỹ. Chỉ có điều Ánh Viên chỉ dừng lại ở mức ngôi sao Đông Nam Á, chứ chưa ra được châu Á và thế giới. Lý do thì có nhiều. Thứ nhất là hạn chế về tố chất của người Việt nói chung. Thứ hai là Ánh Viên tuy có du học, nhưng cũng chưa phải với chuyên gia hàng đầu thế giới, "tiền nào của nấy" thôi. (Phụ huynh của nữ VĐV quần vợt Đài Trang từng kể: Chất lượng chuyên gia thể hiện rất rõ qua học phí. Thầy xịn là phải tầm trên 1.000 USD/giờ, mình kham không nổi nên chỉ thuê thầy tầm vài trăm"). Cuối cùng, thể thao Việt đã "bào" Ánh Viên quá mức, khi để cô thi đấu mọi giải, cả trong nước lẫn quốc tế."Nuôi gà chọi" có thể là cách nhanh nhất để có thành tích, nhưng với thể thao VN, chúng ta cũng khó thành công bởi câu hỏi "đầu tiên?". Cục trưởng Cục TDTT kiêm trưởng đoàn VN dự Olympic 2024, khi đề cập đến thất bại lần này, đã nói đến chuyện nguồn lực "xã hội hóa". Và ông có lý, không ngân sách nào chịu nổi với chiến lược "nuôi gà chọi", vốn cũng năm ăn năm thua. Nhưng xã hội hóa - câu chuyện đã đề cập từ 30 năm trước - đến nay "vũ như cẩn". Và sẽ còn là như thế chừng nào mà bộ trưởng Bộ VH-TT&DL còn ngồi luôn ghế chủ tịch Ủy ban Olympic, và các liên đoàn thể thao chuyên nghiệp còn là "cánh tay nối dài của Nhà nước".■Ánh Viên dạy bơi cho trẻ em. Thể thao Việt cần nhiều hơn nữa những ngôi sao của quần chúng và thể thao học đường như cô. Ảnh: NVCC Nhìn phong trào chạy bộ để thay đổiCông bằng mà nói, khoảng chục năm gần đây, người Việt thay đổi khá nhiều trong cách nhìn về thể thao, thể hiện rõ nhất qua phong trào chạy bộ. Cả trăm giải chạy lớn nhỏ trong năm, mà toàn là phải đóng tiền để được tham gia, là minh chứng. Nhìn lại tầm 30 năm trước, số VĐV chạy cự ly marathon của chúng ta chỉ đếm không hết ngón hai bàn tay. Nhưng nay, chuyện chạy 42km đã là chuyện nhỏ với ngay cả nhiều người bình thường. Đi thi marathon trong khu vực Đông Nam Á, ngày xưa ai cũng mỉa là chắc phải chạy đường tắt mới về đích, thì nay chúng ta đã tranh chấp được huy chương. Cách đây hơn 3 năm, bác sĩ Đinh Huỳnh Linh - một runner nổi tiếng - còn trăn trở làm sao để có 100 người Việt chạy marathon sub 3 (dưới 3 giờ). (Khi ấy mới có khoảng trên dưới 30 người). Nhưng nay, theo thống kê của trang bestmarathon.vn, đã tròm trèo 300 người Việt đạt sub 3. Rõ ràng môn chạy đường dài đã có những bước tiến lớn ở VN, cả về phong trào lẫn thành tích cao. Môn này đặc biệt thú vị ở chỗ nó phát triển hoàn toàn là thành quả của xã hội, chứ bộ máy quản lý thể thao nhà nước chẳng nuôi được gà chọi nào cả. Nếu tất cả các môn đều như chạy bộ, thể thao Việt sẽ thay đổi cả lượng lẫn chất. Tags: Huy chương OlympicThể thao học đườngÁnh ViênOlympic ParisThể thao thành tích cao
Ngắm nhan sắc Thanh Thủy, người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế HOÀI PHƯƠNG 12/11/2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này.
Thời tiết hôm nay 13-11: Bão số 8 đi lên bắc Biển Đông, Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa LÊ PHAN 13/11/2024 Hôm nay 13-11, thời tiết mưa to kết thúc tại miền Trung. Miền Bắc sáng có sương mù, còn miền Nam ngày nắng, chiều tối có mưa.
Cô gái quận 6 không còn cha mẹ: 'Trường đại học đẹp quá, như thế giới khác, muốn ở đó mãi' PHẠM VŨ 13/11/2024 Linh chỉ còn bà ngoại để nương tựa, dằng dặc tháng năm ở trọ vì không có nhà. Lần đầu được đến trường đại học nằm trong khu phần mềm Quang Trung, cô gái choáng ngợp vì trường đẹp quá, mát quá, muốn được ở mãi trong trường.
Tin thể thao sáng 13-11: Tiền vệ Bruno Fernandes phát hiện hành khách cùng chuyến bay đột quỵ HUY ĐĂNG 13/11/2024 Bruno Fernandes cứu sống hành khách cùng chuyến bay; HLV Ten Hag từ chối AS Roma... là những thông tin chính trong phần tin tức thể thao sáng 13-11.