TTCT - Cuộc tranh luận về mô hình thể thao đỉnh cao khắc nghiệt giờ có thêm một vấn đề mới: các gia đình "cha mẹ hổ". 11 năm trước, phóng sự truyền hình Chinese Olympics Training or Child Cruelty - Cruel Trailing on Children (Chương trình huấn luyện Olympic của người Trung Quốc - hay là sự cưỡng ép trẻ em tàn bạo) của Hãng tin Barcroft khiến làng thể thao chấn động.Ông Gjert cùng 3 cậu con trai tài năng. Ảnh: REUTERSChính người Trung Quốc cũng phẫn nộ khi nhìn hình ảnh những đứa trẻ bị cưỡng ép tàn bạo, từ roi vọt cho đến bẻ tay, bẻ chân, treo mình lên xà ngang... trong các trung tâm huấn luyện thể thao đỉnh cao, để có cơ thể dẻo dai từ bé, và phục vụ cho giấc mơ Olympic.Bi kịch gia đình IngebrightsenTrước Olympic Tokyo 2020, một số nhà báo phương Tây rảo bước khắp đại lục và thừa nhận sự đổi mới - những "lò luyện gà chọi" đang dần biến mất ở Trung Quốc. Cách giáo dục tàn bạo và phản cảm không còn chỗ đứng trong làng thể thao. Các phụ huynh, kể cả những người khao khát thành công nhất, cũng cảm thấy xấu hổ khi gửi con em mình vào những trung tâm như vậy.Nhưng những phương pháp như vậy trong làng thể thao đỉnh cao thật ra chưa bao giờ chấm dứt. Nó chỉ dịch chuyển vào không gian khép kín hơn, và Trung Quốc cũng không phải nơi duy nhất từng bị lên án. Mới đây, làng điền kinh thế giới dậy sóng khi 3 anh em nhà Ingebrigtsen của Na Uy công khai tố cáo cha họ - HLV Gjert Ingebrigtsen.4 năm trước, gia đình Ingebrigtsen gây sốt làng điền kinh thế giới khi 3 anh em Henrik, Filip và Jakob cùng lúc thi đấu ở nội dung 5.000m. Người anh lớn Henrik nhiều năm trước đã ghi dấu ấn với HCV ở giải châu Âu. Người em kế Filip cũng tiệm cận anh trai về thành tích, nhưng cậu em nhỏ tuổi nhất Jakob mới là viên ngọc quý của gia đình. Anh giành HCV Olympic 2020 ở cự ly 1.500m, và tiếp tục đoạt thêm 2 HCV thế giới nữa ở cự ly 5.000m."Gia đình cự ly dài", hay "dòng họ Na Uy", là cách truyền thông mô tả nhà Ingebrightsen. Họ càng đặc biệt do cả ba anh em Henrik, Filip và Jakob đều được ông Gjert huấn luyện - ông đã đoạt nhiều giải thưởng danh giá vì công lao tạo ra đội điền kinh hùng mạnh cho Na Uy. Đến năm 2022, ông thôi làm HLV cho các con, nhưng thông tin này được người hâm mộ đón nhận một cách bình thản vì trong làng thể thao đỉnh cao, thay đổi HLV khi bước sang giai đoạn khác là chuyện thường tình.Tuy nhiên mới đây, tất cả ngã ngửa khi cả 3 anh em Henrik, Filip và Jakob cùng lúc công khai chỉ trích cha mình trước truyền thông. Trên nhật báo VG của Na Uy số gần đây, cả ba anh em cùng trả lời phỏng vấn và nhận xét về mối quan hệ với ông Gjert: "Chúng tôi vẫn còn cảm giác sợ hãi, điều mà ông ấy đã gây ra cho chúng tôi từ nhỏ. Bằng cách nào đó, chúng tôi đã chịu đựng được. Chúng tôi sống chung với nó và hy vọng mọi chuyện dần sẽ ổn hơn. Ít nhất chúng tôi đã nghĩ như vậy. Nhìn lại, chúng tôi nhận ra rằng mình thật ngây thơ".Nửa năm trước, cả ba quyết định bứt khỏi sự kiểm soát của người cha. Họ không thể tiếp tục chấp nhận cuộc sống trong "sự hung hăng, kiểm soát và các hình phạt thể xác" mà ông Gjert đã áp đặt lên họ suốt nhiều năm.Khi bài báo của VG được xuất bản, dư luận nổi sóng, cảnh sát Na Uy cũng vào cuộc. Dù ông Gjert Ingebrightsen đã cực lực phủ nhận, nhiều khả năng người đàn ông 57 tuổi này sẽ phải ra tòa vì những cáo buộc liên quan đến tội danh "bạo hành, lạm dụng qua mối quan hệ gia đình".Martin, một cậu con trai khác của nhà Ingebrightsen, cho biết anh không bị ông Gjert kiểm soát nhiều như các anh em ruột, nhưng thừa nhận là suốt nhiều năm tháng, anh cảm thấy khó khăn khi chứng kiến "nỗi sợ hãi của Henrik, Filip, Jakob trước cha chúng tôi". Các thành viên khác trong gia đình thì nói họ đã bị ông Gjert thao túng, buộc phải phát biểu những điều tốt đẹp về gia đình trước báo chí.Khi người phương Tây cũng ủng hộ phương ĐôngBi kịch của gia đình Ingebrightsen một lần nữa tạo nên làn sóng tranh cãi về kỷ luật và cưỡng ép trong thể thao, ngày nay không còn là ở các trung tâm chuyên nghiệp dễ gây chú ý, mà ở ngay trong các gia đình. Nhiều VĐV lừng danh thế giới ngày nay được chính cha mẹ họ đào luyện - những "cha mẹ hổ", gọi theo tên cuốn sách nổi tiếng của giáo sư ngành luật người Mỹ gốc Hoa Amy Chua, (Battle Hymn of Tiger Mother - Tiếng hét xung trận của mẹ hổ) in năm 2011. Trong đó, bà Chua kể lại lối giáo dục kỷ luật đến độc đoán và khắc nghiệt nhằm thúc ép con cái vươn tới thành công tột bậc. Trong một xã hội tự do cá nhân được đẩy đến những giới hạn cuối cùng như Mỹ, phương pháp "cha mẹ hổ" này lại nhận được không ít sự tán đồng."Phương pháp này có cả tích cực lẫn tiêu cực. Những cha mẹ hổ dạy con dựa trên các giá trị độc lập của người châu Á, nhấn mạnh vào tạo ra quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và con cái", giáo sư Hazel Rose Markus của Đại học Stanford nhận định. Jenny Grant Rankin, giáo sư Đại học Fullbright, viết trong một tác phẩm về giáo dục: "Các cha mẹ hổ khiến con mình không thể ngừng lại. Một khi đạt được mục tiêu này, họ ngay lập tức đặt ra mục tiêu mới". Đó cũng là tôn chỉ để thành công trong thể thao.Việc nuôi dạy con độc đoán đã tồn tại ở phương Tây lẫn phương Đông hàng ngàn năm, nhưng khoảng 20 năm gần đây, trào lưu "cha mẹ hổ" mới trở nên phổ biến, vì nó thực sự có những nét khác biệt. "Trong phương pháp nuôi dạy này, cha mẹ luôn đồng hành với con, giải bài tập cùng con, tập luyện cùng con, cùng nhau tư duy để giải quyết vấn đề. Mặt tích cực của nó là sự ấm áp", giáo sư Rankin nói.Một trong những "cha hổ" nổi tiếng thế giới là Son Woong Jung, cha của danh thủ bóng đá Hàn Quốc Son Heung Min. Từng là một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng không thành công lắm, ông Son dồn hết tham vọng và kinh nghiệm cuộc đời vào cậu con trai, để rồi Son đã thành công rực rỡ.Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành cha mẹ hổ. Theo lý giải của giáo sư Markus, đó phải là những người có khả năng, am hiểu chuyên sâu và hy sinh rất nhiều cho con cái. Ở những môn thể thao cá nhân như golf, cờ vua, quần vợt, dấu ấn của phương pháp này càng rõ nét. Nhưng mặt khác, bi kịch của gia đình Ingebrightsen mới đây cho thấy mặt trái của phương pháp này. Sau một thời gian dài chịu ẩn ức, các cậu con trai đã vùng lên. Giờ đây ông Ingebrightsen đối mặt một án phạt tù có thể khá nặng.Từ việc nghiêm khắc, thúc đẩy con cái hết mình cho đến cưỡng bức, bạo hành tất nhiên vẫn còn một khoảng cách nhất định. Nhưng sau nhiều thập niên tranh cãi, sự cưỡng ép trẻ em vẫn luôn là một mặt tối của thể thao đỉnh cao.■ Dù việc điều tra chỉ mới được tiến hành, Liên đoàn Điền kinh Na Uy đã thông báo sẽ không cấp chứng nhận huấn luyện viên cho các cuộc thi quốc tế ở châu Âu vào năm tới cho ông Gjert Ingebrightsens. Trong hai tuyên bố riêng biệt, liên đoàn cho biết họ muốn tạo ra "môi trường an toàn" cho VĐV, đồng thời sẽ đề nghị loại Gjert khỏi Olympic 2024. Tags: Thể thao Trung QuốcBi kịch gia đìnhBa anh emCha mẹ hổMẹ hổNa uyĐiền kinh
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm, đi học.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên MINH GIẢNG 23/12/2024 Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.
Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật? THANH NY 23/12/2024 Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.