Phóng to |
Khoảnh khắc “Nước rút về đích” của vận động viên khuyết tật được tác giả Nguyễn Bạch Dương (TP.HCM) ghi lại - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Các tác phẩm được trưng bày do nhiều tác giả từ TP.HCM, Hà Nội… gửi đến, mỗi tác phẩm không chỉ ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng đầy cảm xúc về người khuyết tật mà còn là một câu chuyện sống động về nghị lực vượt lên trên số phận của người khuyết tật Việt Nam. Ở đó người xem thấy được những cố gắng, nỗ lực của người khuyết tật trong khát khao được cống hiến vì thể thao nước nhà. Những câu chuyện đời thực về nghị lực sống, vươn lên của người khuyết tật trong các bức ảnh trưng bày tại triển lãm “Thể thao hội nhập” là điểm tựa tinh thần cho những bạn trẻ học tập, phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.
Không chỉ thu hút đông đảo các bạn trẻ Việt Nam, triển lãm còn thu hút nhiều du khách nước ngoài tới tham quan, tìm hiểu.
Các tác phẩm trưng bày trong triển lãm ảnh lần này do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Anh và Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tổ chức, dự kiến kéo dài đến hết ngày 18-11.
Chùm ảnh về nghị lực sống, vươn lên của người khuyết tật Việt Nam chụp lại từ triển lãm:
Phóng to |
Du khách nước ngoài xem những bức ảnh trưng bày trong triển lãm “Thể thao hội nhập” - Ảnh: Ngọc Diệp |
Phóng to |
Tác phẩm đoạt giải nhất của tác giả Dư Hải, TP.HCM ghi lại khoảnh khắc “Xuất phát” trong cuộc thi chạy của những vận động viên khuyết tật - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Phóng to |
Bức ảnh “Đồng đội trên đường đua” của tác giả Đỗ Trường Sơn, Hà Nội - Ảnh: Tiến Thắng chụp lại |
Phóng to |
Khoảnh khắc nỗ lực “Cứu cầu” được tác giả Nguyễn Thanh Lụy, TP.HCM ghi lại - Ảnh: Tiến Thắng chụp lại |
Phóng to |
Tác phẩm “Ngang sức” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, Ninh Thuận - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Phóng to |
Tác phẩm “Tự tin hội nhập” của tác giả Võ Duy Bằng, Long An - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Phóng to |
Nụ cười hạnh phúc của một cô giáo được tác giả Nguyễn Á, TP.HCM ghi lại - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Phóng to |
Tác phẩm ghi lại khoảnh khắc “Kéo dây” đoạt giải nhì của tác giả Trương Vững, Huế - Ảnh: Ngọc Diệp chụp lại |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận