01/01/2022 15:17 GMT+7

Thể thao điện tử khai phá cơ hội tỉ USD cho nguồn nhân lực Việt

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Với doanh thu năm 2019 chính thức vượt mốc 1 tỉ USD, thể thao điện tử (eSports) đã trở thành một ngành công nghiệp đầy tiềm năng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thể thao điện tử khai phá cơ hội tỉ USD cho nguồn nhân lực Việt - Ảnh 1.

Vòng chung kết một giải đấu eSport được tổ chức hoành tráng vào cuối năm 2020 tại Việt Nam - Ảnh tư liệu

eSports thậm chí đã trở thành bộ môn thi đấu chính thức tại hai kỳ SEA Games 30 và 31. Với tiềm năng không giới hạn, eSports đang thu hút một nguồn nhân lực to lớn tại Việt Nam.

Sở dĩ có thể khẳng định eSports đang tạo cú hích cho sự phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam bởi thực tế, có rất nhiều ngành nghề mới được "khai sinh" nhờ eSports. 

Năm 2019, Appota công bố có 18 triệu người Việt chơi các bộ môn eSports. Ngoài các vai trò tuyển thủ, huấn luyện viên, eSports là một hệ sinh thái khổng lồ quy tụ nhân lực của các công ty quản lý, tổ chức sự kiện, streaming… Thậm chí nội dung số, tài trợ và quảng cáo, cung cấp mạng, cung cấp thiết bị công nghệ… cũng có thêm dư địa để phát triển.

Cộng đồng eSports tại Việt Nam cũng được chú trọng phát triển với các nỗ lực đến từ những nhà phát hành game. Chẳng hạn, ngay từ năm 2015, hơn 500 giải đấu bán chuyên đến chuyên nghiệp đã được tổ chức bởi 3Q Củ Hành (một tựa game do Công ty VNG phát hành) song song cùng hàng ngàn giải đấu cộng đồng khác. Gần đây nhất, để khởi động hướng đến PUBG Mobile Pro League mùa 3, Công ty VNG đã tăng giải thưởng gấp đôi cho hệ thống giải đấu PUBG Mobile năm 2021, lên tới 11,5 tỉ đồng so với 6 tỉ đồng năm 2020…

Không chỉ mang đến cơ hội đa dạng cho thị trường lao động, nguồn nhân lực trong ngành eSports còn có mức lương thuộc tốp khủng. Nếu thế giới có tuyển thủ hàng đầu người Đan Mạch Johan "N0tail" Sundstein với mức thu nhập cao nhất thời đại 6,9 triệu USD tiền thưởng thì Việt Nam có Lê Quang Duy (SofM) với thu nhập 5,5 tỉ đồng/tháng.

Các ngành nghề khác như streamer/creators cũng rất phát triển và có thu nhập ổn định. Không xa lạ với các creators hàng đầu hiện nay như Độ Mixi, VirusS, Misthy, Linh Ngọc Đàm hay Pewpew, đều là những KOL rất có tiếng nói trong giới trẻ và được các nhãn hàng ưu ái.

Tuy là lĩnh vực đầy tiềm năng, mang lại những đóng góp to lớn cho nền kinh tế và nguồn nhân lực, eSports vẫn tồn tại những thách thức riêng. So với những ngành nghề truyền thống đã có đầy đủ quy chuẩn từ trước, eSports vẫn còn quá non trẻ. Thực tế, những vận động viên thể thao điện tử phải luyện tập và thi đấu vất vả không kém các môn thể thao khác nhưng ranh giới giữa vận động viên và "những kẻ nghiện game" là rất mong manh trong quan điểm của cộng đồng xã hội. Số lượng nhân lực được đào tạo bài bản để thi đấu eSports cũng đang là thách thức lớn khi cung không thể đáp ứng đủ cầu.

Về vấn đề này, ông Vũ Quốc Hoàn - giám đốc kiêm nhà sáng lập studio 500Bros - cho biết: "Đa phần để đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, các đơn vị tuyển dụng buộc phải chấp nhận hy sinh chất lượng và điều đó sẽ dẫn tới chất lượng đầu ra bị giảm sút. Ngược lại, nguồn nhân sự chất lượng cao thì không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn…".

Dù trong tình trạng thiếu hụt, tuyển thủ eSports Việt Nam vẫn được đánh giá là có tiềm năng lớn để dẫn đầu thị trường Đông Nam Á trong 3 năm tới. Vì vậy, có cái nhìn đúng đắn về eSports trong thời điểm hiện tại là rất quan trọng, tránh trường hợp nhân tài eSports thiếu đất diễn phải ra nước ngoài tìm cơ hội.

SEA Games 30: Thể thao điện tử Việt Nam đã đoạt 3 huy chương đồng SEA Games 30: Thể thao điện tử Việt Nam đã đoạt 3 huy chương đồng

TTO - Ngày 9-12, thất bại trong trận chung kết nhánh thua với Thái Lan đã khiến đội tuyển Liên Quân Mobile Việt Nam chỉ giành được huy chương đồng, vỡ tan giấc mộng vàng.

ĐỨC THIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên