TTCT - Đất đai cho thể thao TP.HCM khá khan hiếm, nhưng nhờ chính sách xã hội hóa được đẩy mạnh từ nhiều năm qua, người dân Sài Gòn cũng có thêm nhiều nơi để rèn luyện sức khỏe. Sân Gia Định là một trung tâm thể thao lớn và hiện đại hiếm hoi được khánh thành gần đây. Ảnh: Hoàng TùngTrong phần trả lời báo chí tại cuộc họp báo kinh tế và xã hội tại TP.HCM, ông Mai Bá Hùng, phó giám đốc Sở VH&TT TP.HCM, cho biết: "Xã hội hóa thể thao là xu hướng tất yếu, bởi thể thao không thể chỉ mãi dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Thực tế là nhiều trung tâm, cơ sở thể thao công lập đang xuống cấp, không được đầu tư cải tạo, và không phải người dân nào cũng tìm được nơi tập luyện TDTT phù hợp vì sau gần hai năm dịch bệnh, hoạt động thu dịch vụ của tất cả các đơn vị sự nghiệp TDTT đều bị ảnh hưởng, việc tái đầu tư cho cơ sở vật chất của các đơn vị bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, ngoài các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động công lập có thu (thu phí bơi, tập luyện các môn thể thao...) cũng không cao so với mặt bằng chung của các đơn vị ngoài công lập, nên kinh phí tái đầu tư cho cơ sở vật chất không nhiều, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và cần sự hỗ trợ từ ngân sách".600 doanh nghiệp và 2.000 hộ kinh doanh thể thaoTheo thống kê của Sở VH&TT TP.HCM, hiện có 618 doanh nghiệp ngoài công lập được cấp phép đủ điều kiện hoạt động về thể thao, gồm 377 doanh nghiệp ở lĩnh vực phòng tập thể dục, thể hình. Yoga xếp thứ hai với 250 doanh nghiệp. Tiếp đến là 211 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bơi lội; 62 doanh nghiệp đầu tư vào boxing, muay; vũ đạo thể thao giải trí có 46 doanh nghiệp, bóng đá 33, còn lại là các lĩnh vực golf, võ thuật...Ở mức thấp hơn là "hộ kinh doanh TDTT" (do chính quyền quận cấp phép), có 1.921 hộ như vậy trên toàn thành phố, trong đó kinh doanh billiards chiếm phần lớn: 576 hộ. Thể hình 533, bóng đá 271, quần vợt 71, bơi lội 127, cầu lông 77, và sau đó là bóng bàn, lân sư rồng...Còn nhiều tiềm năngKhông có những thống kê, đo lường rõ ràng cho thấy hiệu quả mà quá trình xã hội hóa mang đến cho làng thể thao, nhưng xu hướng xã hội hóa vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Một ví dụ là việc tổ chức các sự kiện lớn, như giải marathon quốc tế, các hoạt động võ thuật, giải bóng rổ chuyên nghiệp... Người dân sẵn sàng bỏ tiền để tham dự và dự khán các sự kiện thể thao.Nhưng ông Hùng cũng cho biết cái khó là hiện nay tất cả các đơn vị sự nghiệp TDTT cấp thành phố và quận huyện đang tạm ngưng việc liên doanh, liên kết, cho thuê mặt bằng... với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì vướng quy định về sử dụng tài sản công. Vướng mắc này khiến cơ sở công lập có mặt bằng nhưng không thể khai thác hết tiềm năng, trong khi doanh nghiệp lại khó tìm mặt bằng phù hợp để kinh doanh. Có thể nói thể thao TP.HCM còn lâu mới phát huy hết tiềm năng liên kết công - tư."Các loại thuế, thuế đất chưa được ưu tiên cũng là vấn đề của hoạt động thể thao. Ngoài ra, cần phải quan niệm rằng công trình, cơ sở thể thao ngoài việc phục vụ sức khỏe, kinh doanh thể thao cho người dân còn là địa điểm dự phòng thiên tai, dịch bệnh. Thế nên, thể thao TP.HCM rất cần sự hỗ trợ, tháo gỡ cơ chế để có nhiều công trình hơn nữa. Xã hội hóa thể thao TP.HCM sẽ phát triển mạnh hơn nếu những vướng mắc trên được tháo gỡ", ông Hùng nói.■Kiến nghị giảm thuế"Trong cơ chế hiện nay, Sở VH&TT đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp như thủ tục cấp phép đơn giản, khuyến khích từ cấp phép đủ điều kiện hoạt động của cơ sở đến cấp phép tổ chức sự kiện thể thao. Sở cũng đang kiến nghị lãnh đạo thành phố giảm thuế cho cả doanh nghiệp tư nhân và công lập, yêu cầu các liên đoàn mở lớp đào tạo HLV, hướng dẫn viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự đạt chuẩn - cung cấp nguồn lực cho các đơn vị ngoài công lập", ông Mai Bá Hùng cho biết.Tin vui cho CĐV bóng đáSân vận động Gia Định thuộc dự án khu liên hợp Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh đã đi vào hoạt động từ tháng 3-2022, sau gần 10 năm "trùm mền" chờ vốn.Tổng kinh phí đầu tư sân Gia Định được công bố là trên 44 tỉ đồng, gồm các hạng mục đủ chuẩn tổ chức giải cấp quốc gia: khán đài 1.000 chỗ có mái che, dàn đèn, một sân bóng đá cỏ nhân tạo 11 người, 2 sân bóng rổ, sân điền kinh 400m với 8 đường chạy thẳng, 6 đường chạy vòng, sân bi sắt, phòng tập võ đa năng và 2 khu dành cho bắn cung, bắn súng.Thời gian tới, Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh dự kiến sẽ thực hiện các hạng mục còn lại của dự án gồm khu nhà thi đấu đa năng và khu thể thao dưới nước có hồ bơi tiêu chuẩn Olympic 50m.Ngày 21-8 vừa qua, sân Gia Định tổ chức thành công một sự kiện bóng đá cộng đồng có quy mô gần 4.000 người. Điểm nhấn về cơ sở vật chất chính là sau nhiều cơn mưa to nối tiếp nhau vài giờ đồng hồ, mặt sân cỏ nhân tạo, đường chạy điền kinh cũng như các khu vực quanh sân đều thoát nước rất tốt, đảm bảo đủ điều kiện thi đấu, tổ chức sự kiện.HOÀNG TÙNG Tags: Thể thaoXã hội hóa thể thaoXã hội hóaTư nhân hóaHạ tầng thể thaoSân Hoa Lư
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.