Chúng ta từng nghe cân nặng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ có ảnh hưởng đến con. Gần đây, một nghiên cứu được công bố vào ngày 12-11trên tạp chí Neuroscience (Khoa học về thần kinh - Mỹ) ở chuột chứng minh rằng chất béo trong khẩu phần ăn của chuột mẹ (không kể đến yếu tố cân nặng) có thể có một số tác động dẫn đến thay đổi vĩnh viễn não bộ của chuột con. Những thay đổi này dẫn đến thói quen ăn uống quá độ và gây ra chứng béo phì.
Chuột mẹ được chia thành hai nhóm. Một nhóm nhận khẩu phần ăn cân đối. Nhóm đối chứng ăn thức ăn giàu chất béo. Trọng lượng của chuột mẹ được giữ nguyên. Chuột con sinh ra có sự khác biệt rất rõ ràng trong tế bào não. Số neuron thần kinh sản sinh các acid amine quy định sự thèm ăn của chuột có mẹ ăn nhiều chất béo hơn hẳn chuột con của nhóm còn lại. Mật độ các tiền tế bào ở khu thần kinh có liên hệ với sự béo phì cũng gia tăng. Những chuột con này ăn nhiều và nặng cân hơn trong suốt cuộc đời của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự chuyển hóa chất dinh dưỡng nơi chuột con chịu ảnh hưởng từ chuột mẹ và chúng thèm ăn cùng một loại chất béo mà chuột mẹ đã ăn. Nghiên cứu này cho thấy "đại dịch" béo phì hôm nay rất có thể có căn nguyên từ chế độ dinh dưỡng của các thế hệ trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận