02/06/2021 18:37 GMT+7

Thế giới sẽ có một thế hệ trẻ em thị lực kém sau đại dịch?

MINH HẢI (Theo WJS)
MINH HẢI (Theo WJS)

TTO - Các chuyên gia y tế lo ngại với tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian ở trong nhà quá lâu cùng các thiết bị di động, lớp học ảo sẽ khiến trẻ em mắc các tật về mắt ngày càng nhiều.

Thế giới sẽ có một thế hệ trẻ em thị lực kém sau đại dịch? - Ảnh 1.

Tình trạng cận thị ở trẻ em có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng số lượng ca khám mắt và kê đơn thuốc mới do thị lực kém xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn đại dịch - Ảnh: GETTY

Lo ngại về việc thế giới sẽ có một thế hệ trẻ em thị lực kém sau đại dịch không phải không có cơ sở. Bởi số lượng trẻ bị cận thị gia tăng mạnh được báo cáo ở nhiều quốc gia, bao gồm cả thành thị và vùng nông thôn.

Các chuyên gia tin rằng đại dịch xuất hiện, thời gian cách ly trong nhà quá lâu là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

Khi ở trong nhà, trẻ em phải học qua các lớp học ảo, duy trì liên lạc với bạn bè qua các ứng dụng di động. Thời gian rảnh rỗi cũng không biết làm gì khác ngoài tiêu khiển với các trò chơi trên mạng hoặc đọc sách.

Ngay cả khi không dùng các thiết bị di động thì việc ở trong không gian hẹp quá lâu với tầm nhìn ngắn cũng khiến thị lực không còn như trước.

Chúng ta có xu hướng nhìn xa hơn khi ở ngoài trời. Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất bên ngoài cũng đóng một vai trò đối với tình trạng sức khỏe mắt.

Thế giới sẽ có một thế hệ trẻ em thị lực kém sau đại dịch? - Ảnh 2.

Người lớn cũng gặp nhiều vấn đề về mắt như khô mắt, mỏi mắt nhưng số người bị cận thị hoặc bị tăng độ cận không có xu hướng gia tăng vì sự phát triển của mắt thường ổn định sau thời thơ ấu - Ảnh: WJS

Trong một nghiên cứu hồi tháng 1 trên tạp chí JAMA Ophthalmology, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết tỉ lệ mắc cận thị ở trẻ em từ 6 đến 8 tuổi ở nước này tăng lên ba lần so với 5 năm trước đó.

Các bác sĩ ở Mỹ cũng báo cáo mức tăng tương tự khi không ít trẻ em tăng đến độ cận thị cao (5-6 đi ốp).

Theo bác sĩ nhãn khoa Julia A. Haller - tại Bệnh viện Mắt Wills ở Philadelphia (Hoa Kỳ) thì đây chính là một trong những tác động rất lớn từ đại dịch. Trẻ em và người lớn bị cận thị cao có nhiều nguy cơ bị thủng hoặc rách võng mạc, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Trẻ cận thị càng sớm thì nguy cơ mắc các bệnh về mắt đe dọa thị lực càng cao.

Cùng với cận thị, các bác sĩ nhãn khoa cũng báo cáo nhiều trường hợp "mỏi mắt kỹ thuật số" ở trẻ em. Các triệu chứng gồm mờ mắt, nhức đầu và mỏi mắt, mắt thiếu linh hoạt. 

Nhiều trẻ cũng bị chảy nước mắt, nóng rát, dụi mắt thường xuyên hơn, khô và cảm giác có dị vật trong mắt. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, nhưng hiện y khoa chưa nghiên cứu rõ liệu có hậu quả lâu dài hơn hay không.

Hiện các chuyên gia vẫn đang tổng hợp dữ liệu về vấn đề này và sẽ báo cáo trong tương lai gần.

Một khuyến nghị để làm chậm sự tiến triển của cận thị và tránh các vấn đề về mắt là cho trẻ em dành ít nhất một giờ mỗi ngày để hoạt động thể chất ngoài trời. Trong trường hợp gia đình không có sân vườn, bố mẹ nên cố gắng hết sức để tạo một trò chơi hoặc hoạt động thể chất nào đó, cốt để trẻ rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại.

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ áp dụng quy tắc nghỉ ngơi 20 giây sau mỗi 20 phút sử dụng màn hình, và hướng ánh mắt nhìn đi nơi khác ở khoảng cách hơn 20m.

Nhắc trẻ chớp mắt khi chúng đang nhìn vào màn hình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều chớp mắt ít hơn so với bình thường khi nhìn chằm chằm vào màn hình, điều này có thể gây căng thẳng và khô mắt. Đối với các triệu chứng khô mắt cần nhỏ nước mắt để vệ sinh.

Thị lực 10/10 bỗng nhìn gì cũng mù mù, do đi giày cao gót ngày 8 tiếng? Thị lực 10/10 bỗng nhìn gì cũng mù mù, do đi giày cao gót ngày 8 tiếng?

TTO - Chị K.H. (23 tuổi) bỗng nhìn mọi vật như đám mù sắp mưa, dù trước đây thị lực của chị 10/10. Chị H. cho biết do tính chất công việc buộc chị phải đứng trên giày cao gót 8 tiếng mỗi ngày...

MINH HẢI (Theo WJS)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên