21/03/2022 09:00 GMT+7

‘Thế giới luật’ rộng lớn, Gen Z đã chinh phục thế nào?

P.Q
P.Q

Kiến thức luật tưởng như là một thế giới ‘khó hiểu, khó học’ nhưng giới trẻ đã chứng minh điều ngược lại.

‘Thế giới luật’ rộng lớn, Gen Z đã chinh phục thế nào? - Ảnh 1.

Gen Z - thế hệ trẻ tự tin khám phá thế giới với pháp luật là "chìa khóa" dẫn đường

Bằng khả năng sáng tạo và tinh thần trẻ, Gen Z đã biến các điều luật, quy định thành chìa khóa để cất lên tiếng nói của mình tại Hội thi "Học sinh sinh viên thành phố với pháp luật" năm học 2021 - 2022.

Tự tin khám phá thế giới với pháp luật

Đối với giới trẻ, pháp luật luôn hiện diện và là một phần quan trọng để định hướng trong mọi khía cạnh của đời sống. Không ít lần, giới trẻ đã chứng minh sự hiểu luật, sành luật của mình qua những góc nhìn mới mẻ cùng cách lập luận sắc bén.

"Gần đây, vấn nạn bạo hành hay lạm dụng trẻ em xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông làm mình bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn đến quyền trẻ em và hướng dẫn lại cho em của mình và các em nhỏ trong khu phố.

Mình nghĩ, nếu các em nhỏ hiểu được quyền lợi của bản thân, thì các em sẽ có thể phân biệt được đâu là hành động xâm phạm quyền trẻ em từ đó lên tiếng tìm kiếm sự giúp đỡ. Còn người lớn hiểu luật để bảo vệ con em mình tốt hơn." - Bạn Khánh Linh (18 tuổi, TP.HCM) chia sẻ.

Không chỉ về quyền trẻ em, trong hai năm trở lại đây, những quy định dân sự được áp dụng trong quá trình chống dịch COVID-19, hay vấn nạn vi phạm luật lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng là những đề tài Gen Z quan tâm.

Đây cũng là những chủ đề được những gương mặt "sành luật, hiểu luật" của Hội thi "Học sinh sinh viên thành phố với pháp luật" năm học 2021-2022 đưa vào bài dự thi của mình.

‘Thế giới luật’ rộng lớn, Gen Z đã chinh phục thế nào? - Ảnh 2.

Hội thi “Học sinh, sinh viên thành phố với pháp luật” năm học 2021-2022 là nền tảng vững chắc trợ bước Gen Z nói lên “tiếng nói tuổi trẻ"

20 đội thi bước vào vòng chung kết là 20 đại diện trẻ tài năng trên toàn thành phố, không những thể hiện sự am hiểu về kiến thức, mà còn chinh phục ban giám khảo bằng khả năng sáng tạo với các phần trình bày sinh động.

Các vấn đề khó khăn trong đời sống được những "bộ não" đầy ắp ý tưởng đưa ra giải pháp linh hoạt, dễ hiểu. Kết thúc vòng chung kết, top 2 quán quân chung cuộc ở hai bảng A và B đã chính thức gọi tên 2 trường: trường THCS Gò Vấp (quận Gò Vấp) và trường THPT Trần Hưng Đạo.

"Trẻ em chính là tương lai phát triển của một quốc gia. Việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em chính là trách nhiệm của thế hệ trước. Nhận thức được nghĩa vụ này, thông qua video, chúng tôi mong muốn lan tỏa và truyền tải tinh thần "hành động" đến tất cả mọi người.

Bởi vấn nạn bạo hành trẻ em có thể hiện diện ngay tại nơi bạn sống, hay ngay trong chính ngôi nhà của bạn. Đừng làm ngơ và hãy hiểu đúng, để có cách giải quyết đúng đắn!" - Quán quân trường THCS Gò Vấp (quận Gò Vấp) chia sẻ sau khi nhận giải thưởng cao nhất.

Chọn cho mình một đề tài khác, trong video sáng tạo của mình, trường THPT Trần Hưng Đạo đã chia sẻ góc nhìn về vấn nạn "bạo lực học đường - bắt nạt trên mạng" bằng câu chuyện thực tế: một nữ sinh chịu nhiều tổn hại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần khi bị "cô lập", "tẩy chay" bằng những thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội.

Từ đó, các bạn đã đề xuất ý tưởng để ngăn chặn vấn nạn "bạo lực học đường - bắt nạt trên mạng" một cách sáng tạo, thuyết phục thành công ban giám khảo. Có thể nói, cả hai quán quân đều đại diện cho một thế hệ Gen Z hiểu luật, mang theo mong muốn cất lên tiếng nói tuổi trẻ đến những vấn đề "nhức nhối" trong xã hội.

Một thế hệ trẻ "sành luật"

Hội thi năm nay đã thu hút hơn 402.912 thí sinh tham dự vòng loại online thuộc 22 quận, huyện tại TP.HCM, tăng gần 10% so với năm trước (với tổng số 366.791 thí sinh tham gia) và 42 trường (22 trường bảng A và 20 trường bảng B) được vào vòng chung kết.

Trước đó, các đội thi phải trải qua một vòng thi trực tuyến với các câu hỏi trắc nghiệm vận dụng kiến thức luật, 42 đội thi xuất sắc nhất đã vượt qua vòng bán kết và bước vào chung kết cấp quận, huyện bằng một video ngắn dưới sự hỗ trợ kinh phí từ ban tổ chức, để chọn ra 20 gương mặt xuất sắc nhất.

‘Thế giới luật’ rộng lớn, Gen Z đã chinh phục thế nào? - Ảnh 3.

Hội thi “Học sinh sinh viên thành phố với pháp luật” năm học 2021 - 2022 được tổ chức hoàn toàn dưới hình thức trực tuyến, nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống dịch cho học sinh, sinh viên.

Tập đoàn KIRIN, đơn vị đồng hành với Hội thi xuyên suốt nhiều năm qua nhận định Hội thi không chỉ là cơ hội để Gen Z tranh tài kiến thức pháp luật, mà còn giúp các bạn áp dụng vào thực tiễn đời sống, từ đó hình thành một lối sống văn minh, hạnh phúc.

Việc đồng hành cùng hội thi cũng là minh chứng cho mong muốn tạo nên những giá trị bền vững, góp phần vào sự phát triển cho xã hội của Tập đoàn KIRIN.

‘Thế giới luật’ rộng lớn, Gen Z đã chinh phục thế nào? - Ảnh 4.

Tập đoàn KIRIN đơn vị đồng hành với hội thi xuyên suốt nhiều năm

Hội thi "Học sinh sinh viên thành phố với pháp luật" năm học 2021-2022 đã kết thúc nhưng thông qua hội thi chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng với sự am hiểu pháp luật cùng khả năng sành sỏi về công nghệ cao, các bạn trẻ ngày nay được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, sẵn sàng trở thành những người chủ tương lai của đất nước.

Với triết lý kinh doanh gắn liền với giá trị cộng đồng, Tập đoàn KIRIN tập trung sản xuất những dòng sản phẩm chất lượng, mang đến sức khỏe, niềm vui cho người tiêu dùng như Ice+, iMUSE, Latte vị trái cây...

Bên cạnh đó, theo đuổi triết lý "Tạo lập giá trị chung - CSV", thương hiệu nỗ lực tham gia và tổ chức các hoạt động vì cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động này góp phần xây dựng xã hội bền vững, cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên