12/10/2017 20:05 GMT+7

Thấy lạ là share - 'bệnh' đang lan trong giới trẻ

HUYỀN MAI
HUYỀN MAI

TTO - Bắt cóc, giết người, hoàn cảnh thương tâm hay trò "câu like" lố lăng cũng có thể dễ dàng trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng, đa số là nhờ vào việc share nhiệt tình của giới trẻ.

Thấy lạ là share - bệnh đang lan trong giới trẻ - Ảnh 1.

Sống trong "xa lộ thông tin", người dùng Internet cần tỉnh táo và có trách nhiệm - Ảnh: Digital Resource

Bạn đang tận dụng hay lãng phí thời gian trên Facebook?

TTO - Sử dụng thời gian trên Facebook thế nào là đủ, đến mức nào là quá nhiều, và tới đâu là lãng phí?

"Mình thường chia sẻ những clip chế vui vui hoặc vài dòng trạng thái, hình ảnh ấn tượng, có khi còn là tin nóng, giật gân. Mình không biết thông tin đó có thật hay không, chỉ thấy hay thì chia sẻ cho bạn bè cùng biết, còn việc kiểm chứng để sau" - Nguyễn Văn Thiện, sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết.

Giống như Thiện, rất nhiều bạn trẻ cũng không nghĩ nhiều khi nhấn nút "like" hoặc "share" trên Facebook. Có người thấy bạn bè mình "share" thì cũng "share". 

Thông tin chưa biết thật giả vì những nút chia sẻ vô tội vạ bỗng chốc trở thành lời đồn, gây nên nhiều tác hại khó lường.

Gần đây nhất là vụ việc ngày 3-10, cư dân mạng xôn xao bình luận và chia sẻ hình ảnh một bé trai nằm trên ghế tại quán trà sữa, kèm thông tin rằng bé bị người thân "bỏ quên".

Trước khi mẹ của bé lên tiếng đính chính, khi quán trà sữa chưa kịp đưa ra thông báo cáo lỗi, hình ảnh cùng câu chuyện được "dựng đứng" lên kia đã bị phát tán khắp mạng xã hội kèm theo nhiều lời bình luận, ngập tràn những cảm xúc phẫn nộ trước hành động "bỏ quên" con của người mẹ.

Xa hơn nữa, chiều 23-7, hai người phụ nữ bán tăm bị người dân đánh đập một cách dã man tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) chỉ vì người nào đó trong làng trông thấy họ đang nói chuyện với một đứa bé. Nguyên nhân cũng vì cách đó vài hôm, trên mạng  đang lan truyền thông tin về băng nhóm bắt cóc trẻ em.

Thông tin giả thật lẫn lộn, cộng thêm sự mù quáng của đám đông, không chịu đọc kĩ và phân tích đã vội vàng phát tán, đã khiến nhiều người bị chính mạng xã hội "dắt mũi". Có người "bao biện" rằng thông tin nào được cộng đồng quan tâm thì nên chia sẻ cho người khác biết, mà không nghĩ đến trường hợp nếu thông tin sai lệch sẽ gây hậu quả khó lường thế nào.

Để trở thành một người dùng mạng xã hội thông minh, trước khi chia sẻ thông tin, hãy dừng một phút để suy nghĩ, đánh giá xem thông tin đó có đáng tin hay không, đối chiếu kiểm chứng qua nhiều nguồn và thật sự cân nhắc khi chia sẻ.

"Đừng tin vào một tài khoản Facebook có nhiều lượt thích (like), đừng tin vào các dòng trạng thái (status update) hay bài viết có nhiều lời bình (comment), đừng nghĩ những trang xuất hiện trong thứ hạng đầu của kết quả tìm kiếm Google là những trang có giá trị nhất", thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Nguyệt, giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM, khuyên.

"Hãy kiểm tra, đối chiếu thông tin (bao gồm cả bài viết và hình ảnh) một cách kĩ lưỡng trước khi quyết định chia sẻ với cộng đồng".

Tin đồn bắt cóc trên mạng xã hội khiến con nít cũng hoảng!

TTO - Những thông tin về bắt cóc trẻ em gần đây xuất hiện trên mạng xã hội không chỉ khiến người lớn bất an, cả trẻ em cũng lo lắng. Hệ quả là không ít trẻ bị rơi vào tình trạng ám ảnh, bất an.

HUYỀN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên