Ảnh minh họa. Nguồn: orthoinfo.aaos.org
Thay khớp háng toàn phần là một phẫu thuật nhằm để thay thế một khớp háng bị tổn thương sụn khớp hoàn toàn hoặc hoại tử chỏm vô mạch bởi một hệ thống khớp nhân tạo. Khớp háng bình thường là một cái chỏm hình trái banh và ổ khớp hình cái chén. Thay khớp háng toàn phần bao gồm việc cắt bỏ chỏm xương đùi bị hư và ổ khớp bị hư, thay thế vào đó là chỏm xương đùi nhân tạo được làm từ hợp kim không gỉ hoặc được làm bằng gốm sứ hoặc nhựa tổng hợp, và một cái chuôi để cắm vào thân xương đùi, việc gắn kết giữa xương đùi với chỏm xương đùi và cái chuôi nhờ ximăng xương hoặc đôi khi không cần ximăng, việc này được thực hiện ngay trong phòng mổ có trang thiết bị hiện đại, đã được thiết kế với độ chính xác cao, nhằm giúp cho người bệnh có được một khớp nhân tạo hoàn toàn thích hợp và thuận lợi cho việc đi đứng chạy nhảy, và điều quan trọng là làm cho bệnh nhân hết đau.
Ai sẽ là người được thay khớp háng toàn phần?
Thay khớp háng toàn phần được thực hiện cho tất cả những người bệnh có thoái hóa khớp háng hay hoại tử chỏm xương đùi mà biến dạng hoàn toàn hoặc hoặc chúng làm cho bệnh nhân đau đớn khi đi lại hoặc thay đổi tư thế, bạn có phải là người thay khớp háng hay không? Nếu bạn thấy có những triệu chứng sau đây:
- Đau: Đau khi thay đổi tư thế như ngồi lên, đứng dậy, đau khi bắt chéo chân, đau khi xoãi chân.
- Trên hình ảnh X-quang có sự biến dạng khớp, hẹp khe khớp.
Tại sao phải thay khớp háng?
Mục đích chính của thay khớp háng là làm cho bệnh nhân hết đau, tăng tầm vận động và chức năng của khớp háng bị thoái hóa, nếu như sự cứng khớp và đau đớn đủ để làm bạn từ bỏ mọi hoạt động hằng ngày, hiệu quả của phẫu thuật là làm phục hồi những hoạt động bình thường đó.
Trước khi bạn quan tâm đến việc phẫu thuật, bạn nên thảo luận trước với phẫu thuật viên, việc gì cần làm và việc gì nên tránh và những kế hoạch trong tương lai để được bác sĩ tư vấn cho tất cả được rõ ràng. Nếu như điều này chưa được đáp ứng thì chẳng những không mang lại lợi ích mà có những nguy cơ khó lường.
Tình trạng có thể làm tổn thương khớp háng của bạn, và sự cần thiết để thay khớp háng bao gồm:
- Thoái hóa khớp;
- Viêm đa khớp dạng thấp;
- Gãy cổ xương đùi;
- U xương;
- Hoại tử chỏm vô mạch, mà diễn tiến của nó là ngày càng thiếu máu đến nuôi chỏm.
Những triệu chứng có thể dẫn đến bạn phải thay khớp háng toàn phần:
- Đau làm cho bạn không ngủ được hoặc đau sau khi thức dậy.
- Đau không giảm hoặc giảm rất ít khi đã uống thuốc giảm đau hoặc trợ giúp của nạng gỗ khi đi lại.
- Khó khăn khi đi lên hoặc xuống cầu thang.
- Sự khó chịu khi thay đổi tư thế.
- Làm cho bạn phải ngừng hoạt động khi đi lại vì quá đau.
Những nguy cơ gì khi thay khớp háng toàn phần
Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần nhìn chung là an toàn, nhưng bất cứ những can thiệp phẫu thuật nào cũng có những biến chứng. Hầu hết những biến chứng có thể điều trị hiệu quả.
Những biến chứng có thể gặp:
- Cục máu đông: Cục máu đông có thể hình thành trong mạch máu của bạn trong khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật để cố gắng ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, dùng dụng cụ tăng áp lực dòng chảy của tĩnh mạch trở về như vớ y tế, tập thể dục cho tăng dòng máu chảy trong tĩnh mạch sẽ giảm nguy cơ trên.
- Nhiễm trùng vết mổ: Có thể xảy ra ngay trên vết mổ và cũng có thể xảy ra trong xương nơi cấy ghép khớp háng nhân tạo, hầu hết nhiễm trùng có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên nếu như nhiễm trùng ở nơi cấy ghép khớp nhân tạo thì phải lấy dụng cụ đó ra là điều không thể trì hoãn.
- Gãy xương đùi hoặc toác rộng chỗ cấy ghép: Trong lúc phẫu thuật phần xương lành có thể bị gãy hay toác rộng ra, nếu như chỗ gãy này nhỏ có thể tự lành, còn nếu như toác rộng hay gãy lớn thì có thể dùng dây thép néo ép, bắt vít hay ghép xương.
- Trật khớp: Những vị trí có thể khớp nhân tạo của bạn bị trật. Để tránh điều này, bạn nên tránh cong xương đùi 90 độ và không bắt chéo chân qua giữa thân của bạn, không khép chân hoặc không ngồi chồm hổm, không ngồi xếp bằng. Đôi khi điều này xảy ra do cơ ở quanh khớp háng của bạn bị yếu, do đó việc giữ khớp háng vững chắc là khó, nó cũng làm cho khớp háng dễ trật hơn. Nếu như khớp háng nhân tạo của bạn bị trật thì bác sĩ có thể dùng nẹp giữ chân bạn đúng vị trí, nếu như khớp háng của bạn vẫn tiếp tục bị trật ra thì phẫu thuật lại là giải pháp bắt buộc.
- Gãy khớp nhân tạo: Mặc dù trường hợp này xảy ra rất ít, nhưng khớp háng nhân tạo có thể bị gãy sau nhiều năm. Cần phẫu thuật để làm vững chúng lại.
- Thay đổi chiều dài của chi: Mặc dù trong quá trình phẫu thuật người bác sĩ phải so sánh độ dài 2 chân, nhưng đôi khi sự thiếu chính xác làm cho 2 chân của bạn có thể bị so le, hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Cứng khớp: Đôi khi mô mềm chung quanh khớp cứng hơn lên xơ hóa, làm cho khớp nhân tạo hạn chế việc di chuyển, điều này thường không đau, nếu như khớp háng nhân tạo của bạn có nguy cơ xơ hóa, thì bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm để tránh tình trạng đó xảy ra.
- Mòn khi quá lâu: Khớp háng nhân tạo của bạn có thể mòn bởi vậy nếu như bạn còn tương đối trẻ và hoạt động nhiều bạn có thể thay khớp lần hai trong vòng đời của bạn. Tuy nhiên chất lượng dụng cụ khớp háng có tuổi thọ ngày càng kéo dài hơn do đó sự thay khớp háng thứ hai có thể không cần thiết.
- Lỏng khớp có thể xảy ra do thời gian thay khớp khá lâu hoặc do sự mọc xương vào khớp nhân tạo của bạn kém dẫn đến tình trạng đau khớp, và cần phải phẫu thuật lại.
Những điều gì cần thiết để chuẩn bị cho qui trình thay khớp háng?
Trước khi bạn phẫu thuật bạn nên gặp bác sĩ phẫu thuật xương khớp kiểm tra lại trước.
- Người phẫu thuật viên sẽ hỏi bạn tiền sử thuốc men và hiện tại.
- Làm một kiểm tra tổng quát sức khỏe ngắn, để chắc chắn rằng bạn đủ sức khỏe chịu đựng cuộc phẫu thuật.
- Kiểm tra khớp háng của bạn, phạm vi hoạt động và sức mạnh của cơ vùng chung quanh khớp.
- Làm xét nghiêm máu tiền phẫu.
- Đánh giá trước phẫu thuật là cơ hội tốt cho bạn hỏi những câu hỏi về qui trình phẫu thuật, nếu như có bất kỳ lo lắng nào về phẫu thuật cần phải hỏi một cách chắc chắn.
- Bác sĩ hoặc phẫu thuật viên có thể yêu cầu bạn bắt đầu có chương trình tập thể dục trước khi phẫu thuật, một số bác sĩ tin tưởng rằng người thành lập một chương trình phục hồi cơ và tính linh hoạt trước khi phẫu thuật sẽ có hiệu quả tốt hơn và phục hồi nhanh hơn.
Lợi gì cho bệnh nhân thay khớp háng?
Khi bạn làm thủ tục cho cuộc mổ bạn sẽ được yêu cầu cởi tất cả quần áo và mặc áo choàng bệnh viện, thành viên đầu tiên trong nhóm phẫu thuật kiểm tra cho bạn là bác sĩ gây mê hồi sức, bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống, làm cho bạn mất cảm giác một nửa dưới cơ thể.
Bởi vì nhiễm trùng và cục máu đông có thể xảy ra của phẫu thuật thay khớp háng, người phẫu thuật viên có thể yêu cầu cho thuốc chống đông và kháng sinh bằng đường tĩnh mạch, trước khi phẫu thuật bắt đầu.
- Trong suốt quá trình phẫu thuật.
Đầu tiên người phẫu thuật viên sẽ rạch đường rạch da bên trên khớp háng của bạn, qua những lớp mô mềm như cơ, những tổ chức bệnh lý, như xương bị phá hủy sụn khớp cần được cắt bỏ, để lại xương lành còn nguyên vẹn, kế tiếp ổ cối nhân tạo được cấy ghép vào ổ cối của khung chậu của bạn để thay thế cái ổ cối bị phá hủy. Sau đó phẫu thuật viên sẽ thay thế chỏm xương đùi hình trái banh mà nó kết dính với một cái chuôi dính chặt vào thân xương đùi, khớp háng nhân tạo của bạn được thiết kế bắt chước gần giống như khớp tự nhiên.
Trong những năm gần đây, nhiều kỹ thuật đã được cải tiến cho việc làm khớp háng nhân tạo. Một số trong kỹ thuật đó được giới thiệu là thay khớp háng toàn phần ít xâm lấn. Mặc dù điều này có thể giới thiệu rất nhiều loại phẫu thuật khác nhau trong thay khớp háng toàn phần, hy vọng rằng những phẫu thuật ít xâm lấn làm giảm thời gian hồi phục hơn so với phẫu thuật thay khớp háng thông thường. Tuy nhiên nghiên cứu so sánh thay khớp háng ít xâm lấn và thay khớp háng thông thường có kết quả gần giống nhau, tất cả những phẫu thuật thay khớp háng được hưởng những lợi ích từ những kỹ thuật gây mê mới là quản lý đau tốt hơn, nhanh hơn kỹ thuật truyền thống.
- Sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật bạn sẽ được đưa ra phòng hồi tỉnh khoảng vài giờ trong khi đó thuốc mê giảm dần, điều dưỡng giúp kiểm tra mạch huyết áp, sự tỉnh táo, đau, sự thoải mái và thuốc men nếu như cần thiết.
- Ngăn chặn cục máu đông: Sau phẫu thuật bạn sẽ tăng nguy cơ cục máu đông trong chân của bạn.
Các biện pháp có thể ngăn chặn cục máu đông là:
Vận động sớm: Bạn có thể được khuyến khích ngồi dậy sớm thậm chí cố gắng đi lại với cây nạng càng sớm sau mổ càng tốt, thường sau một ngày.
Tăng áp lực tuần hoàn của tĩnh mạch: Trong suốt thời gian phẫu thuật cũng như thời gian sau mổ bạn có thể mang vớ y khoa, phần dưới chân mổ, điều này nó làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Tập vật lý trị liệu: Nhân viên vật lý trị liệu có thể giúp bạn tập vật lý trị liệu mà bạn có thể làm tại bệnh viện hoặc ở nhà nhằm bình phục nhanh.
Hoạt động và tập vật lý trị liệu là việc làm hằng ngày sau mổ đế lấy lại việc vận động bình thường của cơ và khớp mới. Nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn cách tập, cách đi đứng, cách dùng nạng. Dần dần bạn tăng sức chịu lực trên khớp cho đến khi có thể đi bộ một cách bình thường mà không cần sự trợ giúp của nạng.
- Theo dõi chăm sóc và phục hồi tại nhà: Trước khi rời khỏi bệnh viện bạn và người chăm sóc sẽ được hướng dẫn cách di chuyển làm sao cho nhẹ nhàng và êm ái.
Sắp xếp để có người bạn hoặc người thân chuẩn bị việc ăn uống cho bạn.
Đặt những vật dụng hàng ngày ở ngay tầm tay của bạn để tránh tình trạng bạn cố gắng lấy những vật dụng đó.
Cần thay đổi một số vật dụng cho thích nghi với tình trạng mới, chẳng hạn như bồn cầu cao, hoặc lối đi bằng phẳng tránh phải lên xuống cầu thang nhiều, hoặc phải lắp đặt thang máy.
Sau một tháng hoặc một tháng rưỡi bạn sẽ được khám lại bởi phẫu thuật viên đã phẫu thuật cho bạn, để được đánh giá lại và hướng dẫn thêm làm cho xương của bạn lành lặng đúng cách, nếu như phục hồi theo diễn biến tốt, hầu như bệnh nhân sẽ trở về công việc bình thường.
Kết quả
Mong đợi khớp háng nhân tạo của bạn là làm giảm đau hoặc hết đau và gia tăng tầm vận động trong khớp của bạn, nhưng bạn không thể vận động có biên độ cao như chạy nhảy, đánh bóng rỗ, đánh tennis, đánh bóng chuyền. Tuy nhiên bạn có thể bơi lội, chơi gôn hoặc đi bộ hoặc đi xe đạp một cách thoải mái./.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận