Me chứa đậm vitamin A, B1/2/3, Ca, K, Fe, P, Mg, chất xơ, riboflavin, polyphenol... Me là liều thuốc quý giúp an định thần kinh, kiểm soát cholesterol, chống oxy hóa, xương chắc khỏe, chống táo bón, lợi răng khỏe lợi và sinh năng lượng... Nói thêm, me được phong là “nữ hoàng canxi” trong làng hoa quả.
Canh chua me, cua rang me, ốc xào me, me dầm nước chấm, mứt kẹo me..., hay dở một tay trái me.
Vị chua của me là bản phối (acid ascorbic, acid hydroxycitric, acid tartaric, acid malic), trong khi giấm (acid acetic, acid citric) và chanh (acid citric).
Về độ chua, cân qua đầu lưỡi cũng rõ, xếp tăng dần có me, chanh (pH 2-3), giấm (2,4). Tâm sinh tướng, lời khuyên đổi trào từ giấm sang me là có cơ sở. Me và chanh lốt cây vườn, trong khi giấm còn thất thế khoản lên men.
Nói vậy, nhưng chọn này bỏ kia là dành cho người cần “thua me gỡ bài cào”, chẳng hạn tập thể bệnh nhân đau bao tử, còn số đông còn lại, me hay giấm không phải quá bận tâm. Nếu khỏe mạnh, bạn cứ để khẩu vị quyết.
Sau cùng, giấm có cái lo của giấm, me có cái lo của me. Dưới là các chống chỉ định cho giấm, nhưng người dùng có thể qua đó “canh me” với me : người đau dạ dày, dùng kháng sinh sulfathiazole, thuốc có tính kiềm, bệnh đường mật. Cẩn thận một chút với người tiểu đường, mẹ bầu và cho con bú, đặc biệt có tiểu đường thai kỳ.
Có gì lạc quẻ ở khoản tiểu đường, có phải đang nói về quả me ngọt hay mứt ngào me? Thật ra, me chứa một lượng carbs trái cây, tuy không chủ trò tăng đường huyết, nhưng được khuyên nên theo dõi đường huyết khi tiêu thụ lượng me và cả lá me lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận