05/10/2017 17:12 GMT+7

Thấy gì từ những cái ôm rất chặt?

TUẤN MINH
TUẤN MINH

TTO - Theo bạn đọc Tuấn Minh, những cái ôm ấy không phải được chuẩn bị từ trước, càng không phải là "sản phẩm" của việc dàn dựng. Vượt trên tất cả, đó là các ứng xử người với người, bởi ông bà ta có câu: "Thương dân, dân lập đền thờ..."

Thấy gì từ những cái ôm rất chặt? - Ảnh 1.

Bệnh nhân, nhân viên Viện Huyết học - truyền máu trung ương chia tay bác sĩ Trí trong nước mắt - Ảnh: Viện Huyết học - truyền máu trung ương

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục xin giới thiệu bài viết này.

"Mấy ngày nay báo chí và mạng xã hội lan truyền những hình ảnh khiến nhiều người không khỏi xúc động: Vị lãnh đạo một cơ sở ý tế về hưu, trong giờ phút chia tay, rất nhiều cán bộ, nhân viên, bệnh nhân đã xếp hàng dài vẫy tay chào trong lưu luyến, bịn rịn.

Thời nào cũng vậy, hơn ai hết, người dân chính là những "người phán xử" công minh. Họ đủ tỉnh táo để nhận biết được vị lãnh đạo này, vị quan chức nọ là người "vì thân" hay "vì dân".

Tuấn Minh

Cùng với đó là những giọt nước mắt nghẹn ngào, những cái ôm rất chặt. Điều gì đã giúp xóa nhòa khoảng cách giữa một vị lãnh đạo có "quyền sinh quyền. 

Tôi đang nói về buổi chia tay xúc động trước lúc "cáo quan" về hưu của GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. 

Hẳn là vị GS đáng kính sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi mọi người dành cho ông những tình cảm thân thương, nồng hậu đến vậy. 

Gần 1000 người bao gồm cán bộ, nhân viên, bệnh nhân đã xếp hàng dài vẫy tay chào ông trong lưu luyến, bịn rịn. Cùng với đó là những giọt nước mắt nghẹn ngào, những cái ôm rất chặt. 

Dù chưa có dịp gặp mặt, tiếp xúc với ông, chỉ qua những hình ảnh được lan truyền, tôi vẫn có thể cảm nhận được, đó là những cử chỉ chân thành, tự nhiên bắt nguồn từ tình cảm yêu mến, kính trọng; những hành động xuất phát từ đáy lòng mọi người dành cho ông. 

Tất cả không phải được chuẩn bị từ trước, càng không phải là "sản phẩm" của việc dàn dựng.

Có thể có người sẽ đặt câu hỏi, chỉ là việc một vị GS làm quản lý một dơn vị y tế về hưu, việc gì mà phải "ồn ào" đến vậy? 

Dễ dàng tìm thấy câu trả lời từ sự trân quý của mọi người đối với những công lao, cống hiến của người đã dành trọn tâm huyết của cuộc đời minh cho việc chữa bệnh cứu người. 

Được biết, gần 15 năm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, GS.TS Nguyễn Anh Trí được đồng nghiệp và bệnh nhân ca ngợi là người tài đức vẹn toàn, luôn tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân. 

Đặc biệt, ông dành nhiều tình cảm yêu thương cho nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân nhỏ tuổi mắc trọng bệnh phải vào viện chữa trị dài ngày. Ông cũng chính là người khởi xướng và tổ chức thành công "Lễ hội xuân hồng" và "Hành trình đỏ" với câu nói nổi tiếng "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại". 

Từ những chương trình vận động hiến máu tình nguyện có sức lan tỏa rộng khắp này, rất nhiều bệnh nhân trên cả nước đã được cứu sống. Với tư cách là một bác sĩ, GS Trí là một người giỏi về năng lực chuyên môn. 

Còn dưới góc độ là một nhà quản lý, ông thực sự là người lãnh đạo có tầm, có tâm được các nhân viên, cán bộ dưới quyền và bệnh nhân nể phục. 

Cũng bởi vậy, dễ hiểu khi ông là người dễ hòa đồng, dễ hiểu khi mọi người đều muốn dành cho ông những cử chỉ thân thương, gần gũi như là một cách để bày tỏ sự tri ân trong thời khắc ông rời nhiệm sở.

Nhìn rộng ra rồi ngẫm lại, không khỏi cảm thấy buồn lòng khi vẫn còn đó nhiều vị lãnh đạo, quan chức tự tạo ra khoảng cách lớn với người dân bằng những hành động, việc làm khiến người dân xa lánh. 

Có người leo cao, tiến sâu do chạy chức, chạy quyền, khi đã có chức, có người tìm mọi kẽ hở "quy trình" để bổ nhiệm người nhà; có người bảo kê, chống lưng cho doanh nghiệp; có người, dù đang đương chức hay đã nghỉ hưu vẫn có "thói quen" sống xa hoa, hưởng thụ... 

Với những vị quan chức không liêm chính, "ngại" cống hiến, chỉ nhăm nhe trục lợi, làm giàu cho bản thân như vậy thì việc người dân không thể "thương" nổi cũng là điều dễ hiểu. 

Thời nào cũng vậy, hơn ai hết, người dân chính là những "người phán xử" công minh. Họ đủ tỉnh táo để nhận biết được vị lãnh đạo này, vị quan chức nọ là người "vì thân" hay "vì dân". 

Từ đó, họ sẽ lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Cũng bởi vậy mà từ xưa, cha ông ta đã có câu: "Thương dân, dân lập đền thờ...". 

Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi ít đi những vị quan chức "vì thân" và nhiều hơn những vị quan chức biết sống "vì dân".  

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Bạn có cho rằng người dân chính là những "người phán xử" công minh? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi qua địa chỉ email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TUẤN MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên