Di ảnh của liệt sĩ Trương Quốc Hùng được “thay áo” hải quân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Giờ đây trên bàn thờ của 10 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã không còn là những tấm ảnh nhòe màu hay bức hình họa. Các anh đều được mang trên mình màu áo hải quân.
31 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc đến sự kiện Gạc Ma, bà Phan Thị Lựu - chị gái liệt sĩ Phan Văn Sự - lại nghẹn ngào. Bà Lựu chia sẻ ngày anh Sự xung phong ra Trường Sa không kịp chụp được tấm hình, mà có ai nghĩ Sự đi rồi đi mãi.
"Ai cũng đẹp như tuổi 20"
Khi gia đình biết tin anh Sự hi sinh mới lục tìm lại chứng minh nhân dân ở đơn vị, mang về để thờ. Cách đây mấy năm, anh em trong ban liên lạc đến gia đình ngỏ ý được phục hồi và thay màu áo hải quân trên bàn thờ anh Sự.
"Sự hi sinh khi là lính hải quân, nhưng không có tấm hình nào của em mang quân phục. Khi đồng đội đi thay màu áo cho em về, trong nhà ai cũng nghẹn ngào vì thấy em trong quân phục đẹp và hồn nhiên làm sao" - bà Lựu tâm sự.
Cựu binh Trường Sa Trần Văn Tiến chia sẻ, mỗi dịp 14-3, anh em trong ban liên lạc đều đến thắp hương cho từng đồng đội. Lần đó, năm 2013, ông Tiến nhận ra là 10 di ảnh các liệt sĩ đang thờ tự mỗi nhà làm mỗi kiểu, có khi là chứng minh nhân dân hay tấm hình học sinh đã ố màu. Thậm chí như liệt sĩ Nguyễn Bá Cường chỉ là bức hình họa.
anh em trong ban tới từng gia đình xin được thay di ảnh cho các anh, để các anh khoác lên mình quân phục của người lính hải quân. Không biết kỹ thuật về ảnh, ông Tiến thuê thợ chụp ảnh đến từng gia đình thân nhân liệt sĩ. Suốt ba ngày, họ lục tìm từng bức ảnh chụp lại rồi mới phục chế. Cẩn thận hơn, họ ghi tên cha mẹ, nơi ở của từng liệt sĩ ở phía sau hình để không bị lẫn lộn.
"Các anh khoác lên mình tấm áo hải quân, ai cũng đẹp như tuổi 20. Dù nhìn hình đồng đội tim chúng tôi như thắt nghẹn, tiếc thương, nhưng cũng tự an ủi nhau rằng còn có thể giúp các anh có tấm áo lính trên di ảnh, để các anh không tủi thân" - ông Tiến tâm sự.
Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa 1984-1988 tại Đà Nẵng thả hoa đăng tưởng niệm ngày 14-3-2019 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Những người thầm lặng
Ngày 14-3 năm nào cũng vậy, những cựu binh Trường Sa lại tất bật cho buổi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Chiếc xuồng nhỏ rẽ sóng ra cửa biển, ba cựu binh Trường Sa là ông Nguyễn Văn Tấn - trưởng ban, cùng ông Trần Văn Tiến, ông Trần Đức Lợi mắt đau đáu nhìn xa khơi.
Đến một "tọa độ" trên biển, bằng chất giọng dõng dạc của người lính, ông Tiến hô to dừng lại và thực hiện các nghi thức dâng hoa, thả hoa đăng, dâng hương... Biển nổi gió săn, vòng hoa dần xa, ba người cựu binh tóc đã điểm bạc nghiêm trang đứng chào.
Không chỉ vậy, ba cựu binh tự lên kịch bản chương trình, mời các đại biểu, các thế hệ quân nhân, gia đình thân nhân... "Tất cả đều từ tâm của anh em với đồng đội" - ông Lợi chia sẻ thêm. Ông Lợi dù đang bận việc ở tận miền Tây nhưng đã bay về Đà Nẵng để cùng tổ chức ngày 14-3.
Ngày 14-3-2018, tròn 30 năm tưởng niệm 64 liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma. Đó là một năm đặc biệt. Đặc biệt là bởi năm 2018 trùng cả ngày âm lịch 27 tháng giêng và ngày dương lịch 14-3 trận hải chiến Trường Sa 1988.
Cũng vì vậy, một chương trình rất quy mô, ý nghĩa với sự có mặt của hơn 200 cựu binh Trường Sa, Gạc Ma, Trung đoàn công binh hải quân 83... từ khắp mọi miền về đây. Những người cựu binh Trường Sa đã làm một lễ cầu siêu cho 64 liệt sĩ từ 8h sáng đến chiều.
Theo ông Lợi, trước đây những cựu binh Trường Sa tưởng nhớ ngày 14-3 bằng hành động tự phát, đi thả vòng hoa trên biển rồi sau đó tới gia đình thân nhân thắp nhang cho đồng đội. Nhưng từ khi có ban liên lạc thì mới thực sự "chính quy".
Ban được thành lập tháng 5-2012 và quy tụ các anh em nhiều thế hệ của Trung đoàn công binh hải quân 83-E83, các cựu binh Trường Sa... Cuộc ra mắt đầu tiên của ban liên lạc chính là lễ tưởng niệm 25 năm sự kiện Gạc Ma. "Có nhiều người khi xem chương trình mới biết đến sự kiện Gạc Ma" - ông Tấn chia sẻ.
Nhưng điều tuyệt vời nữa là qua báo chí, các ông đã kết nối được với những nhân chứng Gạc Ma...
Cuộc gặp cuối cùng của người lính Gạc Ma
Năm 2016, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng diễn ra một cuộc hội ngộ đặc biệt. Đó là cuộc gặp gỡ của cựu binh Dương Văn Dũng cùng sáu đồng đội của ông là những cựu binh Gạc Ma đến từ Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định... Ông Tấn chia sẻ: "Khi biết mình bị bệnh ung thư, anh Dũng có mong muốn được gặp lại đồng đội. Và chúng tôi cùng anh em báo chí Đà Nẵng đã thực hiện mong ước của anh".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận