TTCT - Những chung cư xuống cấp trầm trọng đã có kế hoạch di dời cả chục năm qua, nhưng hiện hàng ngàn hộ dân vẫn chưa biết phải đi đâu. Ngày qua ngày, bao gia đình phải sống trong cảnh lo âu, chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan cũng chạy đôn chạy đáo tìm phương kế. Nhưng tình hình vẫn chưa có gì chuyển biến. Phóng to Chung cư 727 Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM đã được cảnh báo nguy hiểm từ nhiều năm qua Hơn mười năm trước, do bức bách về chỗ ở, anh Thanh đã bỏ ra 20 lượng vàng mua một căn hộ rộng gần 50m2 tại lầu 1, lô P chung cư Thanh Đa (P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Khi dọn về chỗ ở mới, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư thêm chục triệu đồng sửa sang căn hộ theo ý muốn. Thế nhưng an cư chưa được bao lâu, căn hộ bị xuống cấp nhanh chóng. “Nhà” trong nhà Bộ Xây dựng cho biết các chung cư được xây từ những năm 1990 trở về trước phần lớn đều đã xuống cấp, một số không còn phù hợp cho việc sinh sống. Theo điều tra mới nhất công bố năm 2011, chỉ riêng tại Hà Nội và TP.HCM đã có hơn 2.200 lô chung cư, tương đương 6 triệu mét vuông sàn xây dựng, dành cho khoảng 500.000 người sinh sống. Có trên 90% lô chung cư được đánh giá hư hỏng, xuống cấp, trong đó gần 25% lô trong tình trạng nguy hiểm.Thoạt đầu là nước thấm ở trần nhà khu vực bếp, nhỏ tí tách. Anh Thanh nghĩ chắc sàn phòng tắm căn hộ bên trên bị thẩm thấu nên ngỏ ý với hàng xóm cho anh được tự lo toàn bộ chi phí cải tạo, sửa chữa giúp họ để nước không thấm xuống chỗ mình. Anh bỏ ra gần 5 triệu đồng thuê thợ đào toàn bộ nền nhà tắm, nhà vệ sinh, xử lý chống thấm và lót gạch men nhưng chẳng bao lâu sau tình trạng cũ tái diễn và còn lan rộng ra nhiều vị trí trên trần. Cho tới cách đây hơn hai năm, khắp trần nhà chỗ nào cũng bị thấm. Chịu hết xiết, anh Thanh bèn nghĩ ra sáng kiến đáng được ghi vào “ghi-nét”: làm thêm mái tôn ngay trong nhà, áp sát với trần! Anh giải thích: “Nhà mình ở tầng một, phía trên là sàn bêtông cốt thép kiên cố vậy mà chẳng khác nào ở ngoài trời, phải làm thêm mái nhà thứ hai để hứng nước. Mùa khô còn đỡ, chứ mưa xuống là căn nhà ẩm mốc không chịu nổi, đồ đạc giờ đã hư hỏng gần hết”. Trong nhà đã vậy, ngoài hành lang chung thì nước không biết từ đâu thỉnh thoảng cứ chảy lênh láng. Theo ước tính của anh Thanh (thông qua số người nhờ anh “tư vấn” chống dột từ trần nhà, do anh là người đầu tiên nghĩ ra sáng kiến làm “nhà” trong nhà), có khoảng 30% trong tổng số khoảng 300 hộ ở lô P chung cư Thanh Đa gặp tình trạng thấm dột như vậy. Con số chắc chắn không dừng lại ở đó bởi cụm chung cư Thanh Đa, xây dựng từ trước năm 1975, hiện có khoảng 4.200 hộ đang sinh sống tại 22 lô đều đã có chủ trương di dời từ nhiều năm qua. Tình trạng thấm dột từ trần nhà ở chung cư 727 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5 còn kinh khủng hơn. Có mặt tại đây trong những trận mưa kéo dài hồi cuối tuần trước, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Từ khu vực cầu thang giữa, muốn lên được tầng một chúng tôi phải lấy hết can đảm đội mưa bước gấp qua những bậc thang trơn trượt. Chỉ vào lớp bêtông đã bị bong để lộ những thanh sắt hoen gỉ, anh Ba Lê, một trong những cư dân lâu đời nhất ở đây, nói: “Mỗi lần có việc ra ngoài khi trời đang mưa, anh em chúng tôi bảo nhau cứ đội mũ bảo hiểm cho an toàn, biết đâu lại hứng mấy mảng vôi vữa rơi xuống đầu”. Nguy hiểm hơn, một số chỗ tường đã bị nứt, nước từ ngoài chảy tràn vào nhà. Phóng to Mái tôn lót ngay dưới trần nhà để chống dột, một sáng kiến ở lô P chung cư Thanh Đa - Ảnh: Tấn Đức Sống chung với nước bẩn, nhà nghiêng Hoàn cảnh của nhiều hộ dân ở chung cư Ngô Gia Tự (Q.10) còn bi đát hơn, khi phải vừa lo chống thấm vừa lo chống ngập. Ông Nguyễn Phước - chủ căn hộ 058, tổ 2G, lô G - cho biết: “Hơn hai năm qua, nhà tôi thường xuyên bị nước bẩn từ hố ga tràn ngược trở lên, bốc mùi hôi không chịu nổi. Trần nhà phía sau hễ mưa là nước nhỏ tí tách, phía mặt tiền vữa bêtông rơi lòi cả sắt, cửa lá sách cũng hỏng luôn bản lề”. Chung cư này đưa vào sử dụng từ trước năm 1975 và đã được cảnh báo xuống cấp, phải di dời từ nhiều năm qua. Nhiều hộ dân đã “chữa cháy” bằng cách xây tường bêtông bao khu vực bếp, nhà vệ sinh để nước chỉ tràn ra khắp nhà, nhưng vẫn không ngăn được mùi hôi. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - tổ trưởng khu phố 1G, lô G - cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo tình trạng ô nhiễm nhưng lâu rồi vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có chủ nhà đã phải khóa cửa đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh ngập, nước bẩn tràn vào nhà”. Không đến nỗi ngập và thấm dột như những chung cư già cỗi khác, nhưng các lô số I, II, IV và VI chung cư Thanh Đa lại gặp sự cố hi hữu: từng dãy nhà cao tới năm tầng đang có xu hướng nghiêng tựa vào nhau. “Tình trạng nghiêng lún đã xuất hiện từ năm 1996 nên nhiều hộ ở tầng trên cùng phải đắp lại mặt sàn mới ở được, chứ không đồ đạc trong nhà đổ hết” - anh Thắng, một hộ dân ở lô IV, phản ảnh. Theo anh, chung cư bị nghiêng về phía sau là do trước đây các hộ dân cơi nới, làm kho chứa đồ, bể nước phía sau nhà khiến phần đà chịu lực của tòa nhà như cái bập bênh, bị võng sang một bên. “Nhưng đó chỉ là suy luận và quan sát thực tế. Cho tới nay vẫn chưa có cơ quan nào thông báo cho người dân chung cư biết mức độ nguy hiểm của công trình thông qua những khảo sát, tính toán khoa học” - anh Thắng cho biết thêm. Phóng to Ông Bé Trống lo lắng trần nhà vệ sinh đã xuống cấp, không biết rơi lúc nào - Ảnh: Tấn Đức Biết di dời đi đâu! Vén tấm vải che mưa nắng thay cho cánh cửa sổ đã rụng mất khung, ông Bé Trống (Nguyễn Thành Triệu, 70 tuổi), chủ căn hộ 1137 lầu 11, chung cư 727 Trần Hưng Đạo, nhìn trời đang mưa gió mịt mù mà mặt buồn hiu. Đã mấy ngày rồi ông chưa ra ngoài, vì tuổi cao và ngại leo 11 tầng lầu trơn trượt ẩm ướt. Từ tuổi thanh niên, ông đã rời quê hương Giồng Trôm (Bến Tre) lên Sài Gòn mưu sinh rồi trở thành đội trưởng đội tân nhạc của Nhà hát Trần Hữu Trang. Năm 1980, gia đình ông gồm chín nhân khẩu được phân bổ một căn hộ rộng hơn 20m2 tại chung cư này. Những người con của ông lần lượt lớn lên trong cảnh thiếu trước hụt sau, rồi ai nấy lần lượt lập gia đình, ra ngoài thuê nhà trọ, vợ chồng ông vẫn ở căn hộ này suốt mấy chục năm qua. Thấy chung cư xuống cấp, nhiều lúc vợ chồng ông cũng tính ra ngoài ở nhưng chẳng biết nương tựa vào đâu. “Nhiều lần địa phương mời lên hỏi han cớ sự, tôi cứ tình thật mà kể, rồi họ kêu về, cũng không biết tương lai mình sẽ đi đâu về đâu” - ông Bé Trống tâm sự. Không phải là người của Nhà hát Trần Hữu Trang nhưng gia đình chị Đặng Thị Lệ Thu ở căn hộ 859, lấy suất thuê nhà của cậu ruột từ năm 2001, giờ cũng như ngồi trên lửa. Chị nói: “Thật sự gia đình tôi cũng không biết đi đâu, phải chi Nhà nước cho mình tiếp tục thuê chỗ nào khác để ở thì hay biết mấy”. Chung cư 727 đã có chủ trương di dời giải tỏa để xây dựng mới từ hơn chục năm qua, nhưng nay vẫn còn khoảng 160 hộ đang cư ngụ tại đây. Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Hữu Nhi, trưởng ban bồi thường - giải phóng mặt bằng Q.5, cho biết qua rà soát, thẩm tra đã xác định chỉ có hơn 70 trường hợp ở đây có đủ điều kiện xét cho thuê, mua nhà tái định cư theo chính sách chung của TP; số còn lại thuộc diện thu hồi, chỉ hỗ trợ chi phí di dời. Tuy nhiên địa phương sẽ cố gắng tìm quỹ nhà để tạo điều kiện cho những hộ thuộc diện thu hồi có thể thuê theo giá hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và người dân. “Phải đảm bảo tất cả hộ dân đều có chỗ ở mới giải tỏa. Nếu quá khó khăn về quỹ nhà, chúng tôi sẽ xin TP hỗ trợ Q.5 có thêm dạng nhà ở cho người thu nhập thấp” - ông Nhi cam kết. Lối ra cho người dân ở chung cư 727 xem ra có phần khả quan, nhưng người dân ở một số chung cư khác vẫn còn ngổn ngang bao lo âu. Thậm chí có nơi như lô A, lô G chung cư Ngô Gia Tự đã có kế hoạch di dời từ lâu và cao ốc B (đối diện lô A, G, vốn được xây mới để bố trí tái định cư cho người dân ở lô A, G) hoàn chỉnh hơn một năm qua nhưng hiện vẫn để không, trong khi hàng trăm hộ dân ở các lô A, G tiếp tục sống trong điều kiện xuống cấp. Ông Huỳnh Đức, ở tổ 2G, lô G, thắc mắc: “Nhà xuống cấp nặng không còn an toàn, trong khi chung cư mới xây xong rồi sao cứ lần lữa không cho dân tái định cư? Nếu hủy bỏ chính sách tái định cư thì cũng thông báo để chúng tôi biết đường mà tính”. Cùng tâm trạng này, bà Lư Xú Há, tổ trưởng tổ 2G, lô G, tâm tư: “Nhiều người dân trong tổ liên tục hỏi tôi về thời gian bố trí tái định cư, chính sách và giá cả nhà mới thế nào nhưng tôi cũng không biết nói sao. Cơ quan chức năng tính thế nào thì làm cho lẹ, chứ chung cư mới xây để không thì cũng mau xuống cấp lắm”. Tags: Bộ Xây dựngPhóng sựChung cưDi dờiXuống cấp
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.