Chiếc thạp muối dưa
Hoặc giả có được ăn lại thì cách thức chế biến cũng không thật giống. Món ăn đó do dì tôi làm. Nó chứa trong cái lu đất nhỏ, gọi đúng là cái thạp hay cái khạp. Khi ăn thì mở nắp, lần mở thêm một lớp ni lông được ràng kín trên miệng thạp, mùi thơm tỏa ra nức nồng.
Dùng đũa sạch gắp ra những miếng thịt sụn được xắt lát mỏng, ửng đỏ hồng lắp xắp trong nước. Sắp chung trong đó là dưa kiệu, dưa leo và cà rốt. Dưa kiệu là loại tươi, lấy cả cọng, làm dối để giữ chút phần chân rễ.
Dưa leo bỏ ruột, xắt bằng dao răng cưa thành lát xéo, áo qua nước muối loãng cho giòn rồi phơi vừa đủ héo. Còn cà rốt thì bào sợi lớn. Vị của nó là vị mặn, ngọt và chua dịu.
Những lát thịt thơm phức đó về sau tôi mới biết là tai heo, khi luộc sao đó mà phần bì sụn và phần mỡ rất giòn, để cho ngấm trong hỗn hợp nước mắm đường đã được đun sôi và hớt bọt kỹ. Ngấm càng lâu thịt càng ửng đỏ. Trộn lẫn trong nước mắm đường là tiêu hột đập giập, một ít tỏi, ớt nguyên trái.
Thạp dưa đậy kín bưng để nơi mát hồi nào tôi chẳng biết, chỉ biết nó dành để ăn "3 ngày Tết". Nói là 3 ngày nhưng tôi có cảm giác thạp dưa "Thạch Sanh", dành cho những gia đình đông con cháu! Mỗi lần ăn là gắp ra những đũa dày dưa với thịt, thế mà vẫn còn mãi!
Có một sự thật là thạp dưa vào những ngày cuối đã bị đứa nhỏ là tôi thọc tay nhón vụng! Tôi nhớ mình đã khua tay vào cái thạp tối bưng để vớt những lát thịt sau cùng, để được mút ngón tay còn nồng mùi nước mắm!
Không sao hết thòm thèm cho đến tận miếng cuối! Tôi thề là trên đời không có cọng kiệu dưa nào ngon lạ lùng như cọng kiệu dưa còn cả rễ tôi ăn ngày ấy! Tôi không biết món đó từ đâu tên gọi là gì, ai bày cho dì hay dì tự nghĩ ra.
Chỉ biết là nó ngon đặc sắc, cũng đặc biệt hơn những món ngày Tết tôi vẫn trông thấy. Cắn vào miếng thịt, đưa thêm miếng dưa kiệu. Cái mằn mặn, chua chua, giòn ngọt đã đánh bay cái ngán của bánh tét nếp hạt đậu đỏ, hay những bánh mứt ngọt ngắt ngơ.
Món ăn trong cái thời mà đến chiếc bánh mì chỉ có kẹp rau dưa không thịt thôi mà bọn trẻ chúng tôi cũng phải đợi Tết mới có tiền lì xì để ăn! Sau này dì lập gia đình, đi xa. Ở xứ người, chẳng biết dì có bao giờ làm lại món dưa thịt đó!
Cái món làm nức lòng đứa con nít là tôi, nó khiến tôi Tết phải canh ngày chợ rộ lên thứ kiệu bán nguyên bó, khi những người bận rộn không còn đủ thời gian để làm hũ kiệu đường phơi ngoài nắng nữa.
Tôi cũng nản lòng với vài lần thất bại khi làm món tai heo, nó không giòn và nhất là nó không chín tự nhiên trong nước mắm, ửng hồng như dì tôi đã làm. Nước đường cũng bị lên men nhanh, chứ không thanh đậm như khạp dưa của dì.
Đủ thấy là muốn làm món ăn gì đó để dành ăn lâu, người làm phải chăm chút, tỉ mẩn. Cảm thấy các mẹ, các dì luôn vén khéo, để gia đình dù giàu dù nghèo cũng có bữa ăn sum vầy ngày Tết!
"Món Tết quê nhà" cảm ơn 160 bạn đọc đã gửi bài
Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết, cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, những câu chuyện đón Tết, ký ức sum họp ấm áp, mâm Tết xa quê của bạn...
Bạn đọc có thể viết về những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng... cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.
Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 25-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023.
Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email [email protected].
Ban tổ chức đã nhận được 160 bài của bạn đọc. Danh sách bạn đọc gửi bài từ 20-10 đến 6-11:
Tương Quan, Nguyễn Tín, lê tuyết, kim cương, Tuan bui thanh, Hoang Tran, Đinh Trung, Đình Tuấn Đào, Chung Thanh Huy, tran van tam, Van Hung Nguyen, Trang nguyen Thi, Mai Trang, Dung Huynh Thi, phương phương trần, Thanh Xuân Nguyễn, Anh Tu Nguyen, Ngọc Diễm, Hạnh Bảo, Anh Tran, Nhu Phuong, Le Phuc An Nguyen, An nhiên Lý, anhhung phamtruong, Khiem Thi Hoang, Dung Tran, mỹ liên phạm, Phạm Anh Tuấn, Sửu Nguyễn, Hậu Nguyễn, Quang Ngo, Quynh nhu, Thanh Nga Nguyen, Đức Anh, thuy luong, yen pham, lưu thị bình, Mai Nguyen Van, Tuan Dao Minh, Nguyễn Thị Thu, Phú Hữu Huỳnh, Đức Thọ Phạm, Vu ta tu, Le Quoc Ky, Hoà Nguyễn Văn, Le Dieu, Tuan cuong, Hải Yến Trịnh Thị, Minh Trinh, Nhien Phuong, Lê Thanh An, Tuyết Lan Lê Thị, Dũng mai Đức, Thai Hoang, Diệu Lê, Trang Nguyễn Thuỳ, Thanh Kỳ Võ, Bếp của Sen, em Nguyên, thoai ngo, Le Hoang Hiep, Tuấn Khang Nguyễn, Lê Phương Thảo, Vũ Trần,My Nguyen, Dung Ha, Yến Trinh, Minh Phung, Quang Ngo, Minh Loc Duong Van, Nguyễn Hiên, Nga Cao, Thanh Thu Nguyen, Pham Anh Tuan, Hiển Bùi, Hoai Le Thi, Lieu Nguyen, Quynh Truc, thuy chu minh, Sinh Nguyen, Ngoc Tran, phuong hoai, Toản Cao Ngọc, hoan doan, Nguyen Tuong Van, van tu nguyen, huuthinh do, Ruby Pham, Si Lecong, Cao Phan Thanh, My Nguyen, Long Bao quynh, Tôi yêu Việt Nam, Nhung Mai, Thinh Nguyen, nhi Nguyễn, Huyền Nguyễn, Thảo Ngô, Hữu Đức Nguyễn, Tuandao Minh, Duong Le Duc, Nguyen Thi Huyen Nga, Tran Hieu Nguyen, Thanh Tam, phuong hoai, Hoai Vu, Trung mai, van luong, Duc Nguyen Huu, Thi Thuy Tran, Như Hiền, Uc Nguyen, Ngoan Do, Lai Nguye, Binh Nguyen Thanh, Ha Nguyen, Thao Nguyen Hoang, Khanh Ha Ca Vo, lưu thị bình, Quốc rin Pham, Ma Tân Xứ Nẫu, duyên hồng pt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt...
BAN TỔ CHỨC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận