Xe buýt tông ngã người phụ nữ chạy xe máy nhưng tài xế không dừng lại mà thản nhiên cho xe chạy tiếp - Ảnh: Thuận Thắng * Ảnh góc trái: Nhiều người vô tư bỏ rác ngay dưới bảng cấm bỏ rác tạihẻm 155 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM * Nhiều phụ huynh dựng xe ngay dưới đường đón con gây kẹt xe trên đường Tân Hòa Đông, Q.6, TP.HCM - Ảnh: Quang Định - Hữu Khoa |
Dễ dàng tìm thấy những bình luận ác ý, những chia sẻ mang tính đả kích trên những trang báo mạng hoặc cộng đồng online như mạng xã hội, diễn đàn, trang chia sẻ tài nguyên như nhạc, phim, tài liệu…
Ai cũng có quyền nói…
Nổi cộm nhất gần đây phải kể đến câu chuyện “ném đá” Lệ Rơi, những phát ngôn gây sốc của Kenny Sang, nghi án tuổi thật của cầu thủ Công Phượng hay chuyện Sơn Tùng M-TP dính nghi án đạo nhạc…
Thế giới mạng mở ra một kênh giao tiếp mới, một nơi để mọi người có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Tuy nhiên, mặt trái của việc tự do bày tỏ này chính là nhiều người đã lạm dụng thế giới ảo để chỉ trích, đả kích, ném đá, lăng mạ người khác một cách vô tội vạ.
Chị Lê Phong Lê, giảng viên trường ĐH Đà Lạt đánh giá hậu quả của việc phát ngôn bừa bãi, thiếu kiểm soát trên mạng đôi khi không thể lường trước được.
“Không ai quy định hay có chế tài về những lời nói trên mạng nhưng theo tôi, cái gì cũng nên có giới hạn của nó”, chị Phong Lê nói.
>> Chị Phong Lê
Th.S tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết trong quá trình tham vấn, đã có nhiều người tìm đến để giải tỏa những bức bối trong lòng khi phải chịu những bình luận ác ý trên mạng hoặc bị ném đá hội đồng.
“Những “rổ đá” này sẽ làm người trong cuộc chịu tổn thương rất lớn”, Th.S Đào Lê Hòa An nhận định.
>> Th.S Đào Lê Hòa An
Đôi khi chân lý không thuộc về số đông
Mạng xã hội có thể làm đứt gãy nhiều mối quan hệ |
“Mạng xã hội là nơi tự do ngôn luận nhưng không phải đọc thấy vấn đề gì cũng nên bình luận ngay lập tức. Bởi những gì đọc được lúc đó chưa hẳn đã nói lên tất cả vấn đề”, giảng viên Lê Phong Lê bày tỏ ý kiến.
Phong Lê còn cho rằng: Một người nói bậy một lần mà không ai ngăn cản thì họ sẽ tiếp tục nói, nhưng nếu họ nói sai và bị phản ứng thì một lúc nào đó, họ sẽ biết im lặng.
>> Chị Phong Lê
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc cho biết đã từ rất lâu rồi anh không quan tâm đến những bình luận trên các trang mạng vì “những bình luận đó rất nhiễu”.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho rằng những người bình luận đôi khi cũng không tìm hiểu kỹ căn nguyên vấn đề.
“Tôi không bình luận những điều không liên quan đến mình. Tôi nghĩ, đôi khi chân lý không thuộc về số đông”, nghệ sĩ Thành Lộc đánh giá.
>> NSƯT Thành Lộc
“Cứ nghĩ ném đá nhau trên mạng thì đâu có ai chảy máu, nhưng sự tổn thương về tinh thần của người bị ném đá là rất lớn. Điều này, tôi nghĩ đạo đức sống của người Việt Nam không cho phép”, NSƯT Thành Lộc thẳng thắn nói.
>> NSƯT Thành Lộc
Hãy đặt chân vào chiếc giày của người khác
Mạng là ảo nhưng tổn thương là thật |
Chị Hồng Phương, một nhân viên văn phòng ở Cần Thơ cho rằng mỗi người nên có những nguyên tắc riêng cho mình khi tham gia mạng xã hội.
“Nguyên tắc của tôi là chỉ chia sẻ chứ không bộc lộ quan điểm trước bức xúc của người khác, không ném gạch đá vào đối tượng nào đó”, chị Phương nói,
>> Chị Hồng Phương
Chị Hồng Phương chia sẻ khi gặp vấn đề gì đó nổi cộm trên mạng, mỗi người cũng nên kiềm chế cảm xúc của mình để không có những bình luận ác ý và làm tổn thương người nghe.
>> Chị Hồng Phương
Để tránh tổn thương cho người nghe, người đọc, chị Lê Phong Lê cho rằng việc đầu tiên là phải xác định mình đang nói với ai và hình dung cảm nhận của người nghe.
Chị Phong Lê nói: “Đối tượng mà chúng ta nói đến có thay đổi hay không thì không ai biết nhưng bản thân mình có thể đã chuốc sự khó chịu vào thân khi ném đá người khác”.
>> Chị Phong Lê
Đồng tình về quan điểm này, Th.S Đào Lê Hòa An nói thêm rằng dù không chịu sự kiểm soát ngay lập tức về điều mình nói ra nhưng về lâu về dài, việc bình luận mang tính ác ý hay bôi nhọ người khác sẽ vẽ nên một chân dung rất xấu của một người trên thế giới mạng.
>> Th.S Đào Lê Hòa An
Theo Th.S Đào Lê Hòa An, mỗi người nên tự trang bị cho mình một “dây cương cảm xúc” và “đặt chân vào chiếc giày của người khác” trước khi đưa ra những bình luận không tích cực.
“Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bình luận để những chia sẻ của mình vẫn nói lên được chính kiến nhưng vẫn nhẹ nhàng, có văn hóa và mang tính xây dựng”, TH.S Hòa An bày tỏ.
>> Th.S Đào Lê Hòa An
Giảng viên Lê Phong Lê cho biết: Đừng nói đến những vấn đề lớn như luật này luật kia mà tự bản thân mỗi người phải có ý thức giữ cho trang mạng xã hội của chúng ta được trong sạch.
>> Chị Phong Lê
Hãy đến với mạng xã hội để tìm những niềm vui lành mạnh và sẻ chia những chuyện buồn chứ đừng dùng mạng xã hội để làm tổn thương người khác, chị Hồng Phương kết luận.
>> Chị Hồng Phương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận