Phóng to |
Du khách thăm thành Rome ảo có thể làmnhững việc mà ở thế giới thực không làm được. Ví dụ có thể bò qua các hành lang trong lòng đấu trường Colosseum nổi tiếng đầy những sư tử và hệ thống thang máy đơn sơ, và bay lên cao để ngắm kỹ hơn các bức phù điêu và những dòng chữ khắc trên đỉnh của khải hoàn môn.
Nhờ vào kỹ thuật quét laser thành Roma ngày nay và cố vấn của các chuyên gia khảo cổ học, các chuyên gia vi tính đã tái tạo lại gần như toàn bộ thành phố bên trong thành lũy dài 13 dặm nguyên thủy, gồm cả Viện nguyên lão, đấu trường Colosseum và tòa pháp đình (basilica) do hoàng đế Maxentius xây dựng - đủ cả các bích họa và trang trí.
Bên cạnh đó còn là những di tích đã gần như bị hư hại hoàn toàn ngày nay như: đền thờ các nữ thần Venus và Roma và Meta Sudans, một vòi phun ở gần đấu trường Colosseum.
"Đây là bước đầu tiên trong việc tạo nên cỗ máy thời gian ảo, thông qua đó các thế hệ con cháu của chúng ta sẽ dùng để học tập và nghiên cứu về lịch sử của Rome và nhiều thành phố vĩ đại khác trên thế giới," Bernard Frischer, chủ nhiệm dự án, thuộc ĐH Virginia nói.
Công trình giả lập trị giá 2 triệu USD này sẽ được các nhà khoa học tiến hành thực nghiệm - chẳng hạn như tìm ra sức chứa của các tòa nhà thời cổ - và có chức năng của một tập san mang tính học thuật (scholarly journal) được cập nhật khi có khám phá mới về những điều kỳ diệu của thành La Mã.
Frischer cũng cho biết các sinh viên và khách du lịch có thể dùng chương trình để tìm hiểu thêm về thành Rome thời xưa.
Công trình giả lập đã tái xây dựng gần 7.000 tòa nhà, dinh thự thuộc thời gian trị vì của hoàng đế Constantine, vào thời điểm ấy Rome là một thành phố quốc tế thu hút gần 1 triệu người.
Chương trình giả lập đã mất hơn 10 năm để hoàn thành bởi một nhóm các nhà khảo cổ, kiến trúc sư và những chuyên gia vi tính quốc tế đến từ ĐH Virginia và UCLA, cùng các viện nghiên cứu của Ý, Đức và Anh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận