Đây là hoạt động mở đầu những ngày lễ hội Lam kinh năm 2010, diễn ra tại khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân.
Phóng to |
Từ ngày 27 đến 30- 9, lễ hội Lam Kinh đồng thời được tổ chức trọng thể tại khu di tích Lam Kinh, thái miếu nhà Lê ở TP Thanh Hóa và tại tượng đài Lê Thái Tổ bên Hồ Gươm (TP Hà Nội). Đây là sự kiện văn hóa lớn của người dân xứ Thanh chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Lễ hội Lam Kinh năm 2010 được tổ chức phần lễ theo nghi thức truyền thống, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu. Đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
Phần hội với sự tham gia của hàng nghìn diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng, tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, 10 năm chống giặc Minh của anh hùng dân tộc Lê Lợi; hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi giải phóng thành Đông Quan, vua Lê đăng quang trị vì đất nước hưng thịnh, sự kiện hoàn gươm của vua Lê Thái Tổ, thiên hạ thái bình. Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch như festival trò diễn dân gian; hội trại các làng văn hóa tiêu biểu của huyện Thọ Xuân; triển lãm hiện vật, tranh ảnh giới thiệu về lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn…
Vào ngày chính hội 29-9 (tức 22-8 âm lịch - ngày giỗ anh hùng dân tộc Lê Lợi), chương trình lễ hội sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Thanh Hóa (phát sóng qua vệ tinh).
Thành lập Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh vừa ký quyết định thành lập Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, trên cơ sở Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (trực thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch).
Phóng to |
Khu vực nội Thành nhà Hồ - Ảnh: Hà Đồng |
Trung tâm này có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung lịch sử, giá trị văn hóa của quần thể di tích Thành nhà Hồ; tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nhằm bảo quản, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thuộc quần thể khu di tích Thành nhà Hồ.
Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ còn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các di tích động sản, bất động sản tại di tích; ngăn chặn mọi hành vi xâm hại di tích, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành để tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ di tích.
Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt với UNESCO; khai thác tiềm năng kinh tế của quần thể khu di tích Thành nhà Hồ phù hợp với quy định của pháp luật…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận