TTCT - Cứ đầu năm là hashtag #NoSpendJanuary (tháng giêng không tiêu xài) lại rôm rả trên Instagram hay X (Twitter), với những bài viết chia sẻ thử thách tiết kiệm năm mới. Dĩ nhiên, "không tiêu xài" không phải là hoàn toàn cai tiền bạc, hít thở khí trời mà sống qua ngày, hay sống khổ hạnh. Thử thách yêu cầu người tham gia chỉ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản như nhà ở, ăn uống hay trả nợ ngân hàng và nhất quyết nói không những khoản không thiết yếu như làm móng, lê la cà phê, ra ngoài ăn tiệm, thậm chí là thuê bao các dịch vụ streaming.Với những người thấy chuyện cắt giảm 100% thú tiêu xài quá khó, cư dân mạng châm chước cho phép một phiên bản bán phần "Tháng giêng… ít tiêu xài", hoặc không nhất thiết phải là tháng đầu năm mà là một tháng bất kỳ, miễn là trong năm có trọn 30 ngày thực tập nói không với những thứ không cần thiết.Có những người còn mạnh miệng hơn. TikToker @miawetrap thề sẽ kiểm soát được tiền bạc của mình trong cả năm nay, thoát cảnh lương tháng này chưa về đã cấn nợ tháng sau. Cô liệt kê những giới hạn chi tiêu, hủy tất cả các tài khoản dịch vụ không thiết yếu như thẻ thành viên của Audible hay Disney. Cô cũng sẽ cai Pepsi, áo quần, hình xăm và sẽ đến thư viện mượn sách thay vì tốn tiền mua mới.Video của @miawetrap nhận hơn 300.000 lượt xem trên TikTok, được nhiều người tán dương và hứa sẽ noi theo. Cụm từ "No Spend 2024" (một năm không tiêu xài) cũng được lan truyền, khẳng định 2024 sẽ là năm "mua hàng có chủ ý". Họ sẽ bỏ sắm sửa những thứ linh tinh từ các món nhỏ nhất như bộ nến thơm, mấy cuốn sổ ghi chép.Nhưng tất nhiên, thực sự cắt giảm chi tiêu khó hơn rất nhiều so với đăng một dòng cam kết lên mạng xã hội. Có lẽ trong trăm phương ngàn kế tiết kiệm, nói không với những thứ "có cũng được, không có cũng chẳng sao" là cách hữu hiệu nhất. Hằng năm, không ít chuyên gia lên báo mách cách làm được điều này, nhất là trong chuyện ăn uống vốn luôn nằm trong top 3 chi tiêu bên cạnh chi phí nhà ở và đi lại.Nhiều người than rất khó kiểm soát chuyện ăn uống bởi giảm tiền chi cho thực phẩm có thể ảnh hưởng tới dinh dưỡng. Tuy nhiên, luôn có rất nhiều thực phẩm lãng phí trong nhà mà ta không để ý. Theo phân tích của Wall Street Journal, khoảng 20% thực phẩm được mua ở Mỹ trong năm 2022 rốt cuộc không được dùng mà bị vứt vô thùng rác. Người Mỹ đã vứt bỏ lượng thực phẩm trị giá 252 tỉ USD, tương đương 900 USD mỗi hộ gia đình, hoặc khoảng 150 USD/tháng. "Có lẽ tủ lạnh mỗi nhà đều luôn có một bó rau sắp hư" - chuyên gia dinh dưỡng Tori Martinet tại California (Mỹ) nói.Vậy thì hãy thử kiểm kê tủ lạnh, tủ đông và tủ bếp hằng tuần, hoặc ít nhất là trước khi đi siêu thị. Mỗi lần gặp gỡ khách hàng mới, một trong những việc đầu tiên của huấn luyện viên sức khỏe Almetria Turner ở Memphis, Tennessee (Mỹ) là xem những gì khách đang có trong bếp. Cô thường tìm thấy nhiều chai tương cà mở sẵn trong tủ lạnh hoặc có khi mớ thịt bò đã bỏ từ kiếp nào trong tủ đông.Mỗi lần đi siêu thị, không nên mua những thứ bạn chưa định ăn trong tuần hay tháng này, ngay cả khi đồ đang giảm giá. Hãy liệt kê những thứ cần mua ra giấy, đúng nghĩa là giấy. Bởi theo nghiên cứu của phó giáo sư Yanliu Huang chuyên ngành marketing tại Đại học Drexel (Mỹ), khách hàng có xu hướng suy nghĩ kỹ hơn khi cầm tờ giấy có liệt kê những thứ cần mua. Ngược lại khi ghi chú trên điện thoại, người ta thường sẽ dễ mua lố, bởi có thể gõ thêm tên vài món muốn mua trong vài giây.Một chiêu thức nữa là học cách bảo quản thực phẩm, nhất là trái cây và rau quả. Nhiều loại rau có bí quyết bảo quản riêng, chẳng hạn măng tây sẽ để được lâu nhất nếu được để trong một ly nước. Một số công cụ trực tuyến như Food Keeper của USDA (Mỹ) hay trang SaveTheFood.com có thể giúp bạn tìm ra những cách bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh lý tưởng.Các bí quyết thì nhiều, nhưng theo Theresa Bailey, một chuyên gia tư vấn tại Florida (Mỹ), không ít người thất bại khi lập kế hoạch bữa ăn vì quá cứng nhắc. Có người tiết kiệm, tự nấu ăn thay vì mua đồ ăn chế biến sẵn, nhưng rồi lại thấy tốn nhiều tiền hơn. Cũng có người chỉ vì muốn tiết kiệm tiền ăn đã lập tức thay đổi 180 độ lối sống. Sẽ khả thi hơn nếu bạn xây dựng ngân sách thực phẩm phù hợp với thói quen ăn uống hiện tại của mình rồi điều chỉnh dần theo thời gian.Ngay cả Turner khi bắt đầu giảm cân vào năm 2010 cũng từng duy ý chí. Hồi đó, việc đầu tiên cô làm là dự trữ trong tủ lạnh vô số loại đồ ăn thức uống lành mạnh, hào hứng bước vào lối sống mới. Kết quả sau vài tuần, cô thấy mình dường như đi ăn ngoài sau giờ làm việc nhiều hơn. Mớ hàng hóa tích trữ trong tủ lạnh của cô trở lên lãng phí.Nói gì thì nói, tham gia phong trào #NoSpendJanuary là một kiểu quyết tâm đầu năm không đến mức bất khả thi. Nếu thành công, biết đâu ta xây dựng được một thói quen tài chính tốt cho năm mới được dự báo là vẫn còn khó khăn này? Tags: Cắt giảm chi tiêuNhu cầu cơ bảnTiết kiệm tiềnThói quen ăn uốngTháng giêng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.