22/10/2018 15:58 GMT+7

Thán phục ý chí kiên cường của 'Công chúa Ekiden' Nhật Bản

AN ĐÔNG - MINH HUỲNH
AN ĐÔNG - MINH HUỲNH

TTO - Video về Iida Rei, người có biệt danh "Công chúa Ekiden", đang được dân mạng chia sẻ chóng mặt với vô số lời tán dương, nhưng Iida Rei là ai và vì sao cô được ca ngợi?

Video vận động viên nữ Iida Rei chạy bằng đầu gối - Nguồn: FACEBOOK

Tại cuộc đua tiếp sức Ekiden diễn ra ngày 21-10 vừa qua tại thành phố Munakata và Fukutsu thuộc tỉnh Fukuoka ở Nhật Bản. Hình ảnh nữ vận động viên Iida Rei "chạy" bằng gối cho đến đích ở chặng tiếp sức thứ hai đã khiến hàng ngàn người chứng kiến sửng sốt đến rơi lệ.

Kenny Hara là người đầu tiên đăng tải clip về hình ảnh kiên cường của nữ VĐV Iida Rei quyết hoàn thành chặng đường của mình.

Chỉ không đầy 24 giờ, clip đã có hơn 2.500 lượt chia sẻ kèm hàng trăm bình luận. Cùng lúc, hàng loạt trang tin về thể thao tại Nhật đã đưa lại và xem sự việc là câu chuyện "hiếm hoi" trong lịch sử các cuộc đua chạy tiếp sức Ekiden tại đất nước này.

Iida Rei đang chạy ở chặng tiếp sức thứ hai thì đột ngột bị đau chân. Cô không thể tiếp tục chạy bằng chân nhưng đã quyết không bỏ cuộc và tiếp tục cuộc đua bằng hai đầu gối.

Thán phục ý chí kiên cường của Công chúa Ekiden Nhật Bản - Ảnh 2.

Vận động viên Iida Rei chạy bằng đầu gối trong cuộc thi chạy tiếp sức Ekiden gây sốt trên mạng những ngày qua - Ảnh cắt từ video clip

Không có nhiều thông tin về quãng đường mà Iida Rei đã chạy nhưng người ta ước tính cô đã chạy bằng đầu gối trong quãng đường khoảng 200 mét.

Trong suốt đoạn đường Iida Rei chạy bằng đầu gối, một vị trong ban tổ chức đã đi sát bên để xem tình hình của Iida Rei. Trong video clip được đăng tải, có thể thấy những cái mím môi đau đớn và mồ hôi của Iida Rei tuôn rơi dù nhiệt độ ngoài trời khá lạnh.

Marie Imada, đồng đội của Iida Rei đang đứng chờ nhận băng tiếp sức (tasuki) từ cô đã rơi nước mắt khi thấy Rei chạy bằng đầu gối trên đường đua.

Thán phục ý chí kiên cường của Công chúa Ekiden Nhật Bản - Ảnh 3.

Ảnh cắt từ video clip

Khi Iida Rei hoàn thành phần đường của mình, cô đã bước đi khập khiễng với hai đầu gối tóe máu vì phải bò suốt trên suốt quãng đường 200m. Những tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng không ngớt khi Iida Rei về đến đích.

Cộng đồng mạng Nhật Bản đã gọi "Công chúa Ekiden" Iida Rei bằng những mỹ từ như "anh hùng", "thật dũng cảm", "tuyệt vời", cũng có người rơi nước mắt vì ý chí quyết tâm của cô.

Tuy nhiên cũng có người cho rằng việc chạy bằng đầu gối trên mặt đường trong khi ngoài trời chỉ 20 độ C và 52% độ ẩm là không nên, ban tổ chức nên ngăn cô ấy lại vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Người Nhật Bản xưa nay luôn được xem là những con người có ý chí kiên cường và không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn thử thách của thiên nhiên lẫn cuộc sống. Hành động của Iida Rei đã minh chứng cho sức mạnh ý chí có thể chiến thắng mọi trở ngại trong đời sống con người.

Ekiden là môn chạy tiếp sức đặc trưng của Nhật Bản. Mỗi năm, nước Nhật tổ chức rất nhiều giải đấu Ekiden, từ giải của các trường trung học đến giải đấu chuyên nghiệp.

Người ta cho rằng, người Nhật thay gậy tiếp sức bằng khăn tiếp sức tasuki có một ý nghĩa đặc biệt. Tasuki không chỉ là biểu tượng của sự bền bỉ và trách nhiệm, mà khăn tasuki còn là sợi dây gắn kết không thể tách rời giữa các đồng đội.

Đối với người Nhật, Ekiden không đơn thuần là một môn thể thao để rèn luyện sức bền hay thể lực mà còn ẩn chứa giá trị tinh thần về tình đồng đội và sức mạnh của sự đoàn kết.

logo ekiden

Chạy tiếp sức giữa lòng Hà Nội vì an toàn giao thông

"Kizuna Ekiden 2018 - Chạy vì an toàn giao thông" là sự kiện do Bộ Công an, báo Tuổi Trẻ và báo Mainichi phối hợp tổ chức vào sáng 18-11 tại Hà Nội, với sự đồng hành của VinGroup, Vietjet Air và các doanh nghiệp Nhật Bản…

Chương trình được bảo trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tỉnh Kanagawa, JCCI, JETRO Hà Nội và JICA Việt Nam.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2018.

Vận động viên của 2 nước sẽ chuyền cho nhau Tasuki như một biểu tượng gắn kết thân thiện và hữu nghị giữa Viêt Nam và Nhật Bản.

Khẩu hiệu xuất sắc đạt giải trong Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu An toàn giao thông do Bộ Công An tổ chức từ năm 2016 được in trên áo sẽ góp phần nâng cao ý thức về an toàn giao thông tại Việt Nam. Không phân biệt quốc tịch, các vận động viên, các cổ động viên, có thể đăng ký tham gia sự kiện KIZUNA EKIDEN 2018.

Cuộc thi có tổng cộng 8 giải, gồm: Giải nhất: Cúp vô định, huy chương, quà của nhà tài trợ; Giải nhì đến giải 8: Huy chương, quà của nhà tài trợ; cùng nhiều giải thưởng giá trị khác.

Bạn đọc quan tâm có thể đăng kí trên Website: https://racejungle.com/race/vietnam-kizuna-ekiden-2018/

Mọi thông tin liên quan đến cuộc thi, bạn đọc có thể liên hệ: Anh Đặng Quang Đức: +84 90 229 4242 - http://www.facebook.com/racejungle

Hoặc: Văn phòng tại Nhật Bản [email protected] ; Văn phòng tại Việt Nam [email protected].

Người Nhật và những lần khiến thế giới phải ngả mũ

TTO - Không chỉ rời khỏi World Cup 2018 không một cọng rác cả trong phòng thay đồ hay trên khán đài, người Nhật luôn dọn dẹp bất cứ sự kiện nào mà họ tham gia.

AN ĐÔNG - MINH HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên