Hình ảnh mái vòm bê tông khổng lồ dày 45 cm. Ảnh: independent.co.uk
Mái vòm bê tông khổng lồ dày 45cm phủ kín hố chôn chất thải hạt nhân của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh trên quần đảo Marshall hiện đứng trước nguy cơ trở thành một thảm họa hạt nhân tồi tệ.
Một nhà thầu thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cảnh báo hố bom chứa toàn chất thải phóng xạ xây dựng trên đảo Runit thuộc quần đảo Marshall rất dễ bị 'rò rỉ và chịu ảnh hưởng từ những tác động lâu dài do bão và nước biển dâng cao'.
Được mệnh danh là 'quan tài hạt nhân', công trình này là điểm chôn cất các mảnh vỡ phóng xạ phát sinh trong các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hòn đảo Runit từng là nơi Mỹ tiến hành 67 vụ thử vũ khí hạt nhân, trong đó có bom khinh khí "Bravo" năm 1954 – loại bom mạnh nhất Mỹ từng kích hoạt, sức công phá gấp 1.000 lần quả bom ném xuống Hiroshima (Nhật Bản). Tại Quần đảo Marshall, nhiều người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa đi nơi khác. Hàng ngàn người bị nhiễm bụi phóng xạ.
Hiện nay, trên lớp bê tông dày 45cm đã xuất hiện các vết nứt. Các chuyên gia lo ngại nắp hầm có thể vỡ vụn nếu xảy ra một trận bão lớn.
Không chỉ vậy, mực nước biển dâng cao cũng đe dọa đánh sập công trình 65 năm tuổi. Từ đó, chất thải phóng xạ thấm qua 'quan tài bê tông' hoặc rò rỉ bùn nguyên tử độc hại vào Thái Bình Dương.
'Nguy hiểm hơn bất kỳ nơi nào khác, quần đảo Marshall là nạn nhân của hai mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại – vũ khí hóa học và biến đổi khí hậu. Mỹ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về địa điểm này, cũng như khí thải từ nước này sản sinh ra môi trường nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào', học giả pháp lý Michael Gerrard thuộc Đại học luật Columbia cho hay.
Phản ứng trước lời kêu gọi từ người dân trên đảo yêu cầu Chính phủ Mỹ giúp đỡ trước mối nguy, Washington lấy lý do vì hố chôn rác thải hạt nhân nằm trên lãnh thổ quần đảo Marshall, nên vấn đề này phải do chính quyền Marshall chịu trách nhiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận