Nông dân Thái Lan cố cứu một mảnh ruộng cạn ở tỉnh kalasin - Ảnh: Bangkok Post
Tờ Bangkok Post ngày 24-7 dẫn lời Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đang hợp tác với Trung Quốc, Lào, Myanmar trong việc xả nước từ các hồ chứa của nước này xuống khu vực hạ nguồn sông . Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan tham gia đàm phán.
Ông Prayuth cho biết hiện nay chỉ 40% đất nông nghiệp ở nước này có đủ nước tưới.
"Tôi lo lắng cho nông dân, bởi họ đã đầu tư rất nhiều nhưng lại thiếu nước. Việc tưới tiêu bị hạn chế do phải duy trì nguồn nước máy và bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ sẽ hỗ trợ họ giảm bớt thiệt hại", ông Prayuth nói.
Khu vực đông và đông bắc Thái Lan đang chịu hạn hán nghiêm trọng mà theo các nhà hoạt động một phần là do đập thủy điện Xayaburi chạy thử nghiệm ở Lào. "Dù nhà điều hành đập khẳng định dự án không ảnh hưởng đến mực nước ở hạ nguồn, chúng tôi nhận thấy mực nước sông ở Chiang Saen, Luang Prabang và Chiang Khan thay đổi không tự nhiên và không đồng nhất.
Thông thường, sự thay đổi mực nước ở ba điểm này phải tương đương do chúng nằm kế nhau" - tờ The Nation dẫn lời nhà hoạt động Montree Chantawong của tổ chức Mekong Butterfly khẳng định.
8 tỉnh của Thái Lan dọc sông là Chiang Rai, Loei, Nong Khai, Beung Kan, Nakhon Phanom, Mukdahan, Ubon Ratchathani và Amnat Charoen sẽ chịu ảnh hưởng nặng, nếu con đập chạy thử nghiệm đến 29-7 như kế hoạch.
Đập Xayaburi ở Lào - Ảnh: The Nation
Tình hình có thể đe dọa đến ngành sản xuất gạo của Thái Lan. Chính phủ Thái Lan ước tính 16.000 km2 ruộng lúa ở 20 tỉnh phía bắc, đông bắc và miền trung đang bị ảnh hưởng.
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cảnh báo nếu mưa không kịp về vào tháng sau, việc thiếu nước sẽ làm giảm sản xuất và tăng giá gạo trong nửa cuối năm nay. Trong tình huống xấu, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan có thể giảm xuống còn 8,5 triệu tấn trong năm nay, thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận