Sân bay Don Muang ở thủ đô Bangkok, Thái Lan vắng bóng người trong ngày 12-7 vì lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại để ngăn dịch COVID-19 lan rộng - Ảnh: REUTERS
"Điều này nhằm cải thiện khả năng bảo vệ trước biến thể Delta và tạo miễn dịch cao đối với căn bệnh này", Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul giải thích ngày 12-7.
Theo Hãng tin Reuters, Thái Lan và Indonesia gần đây đã ghi nhận các "ca nhiễm đột phá" trong số những nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu chống dịch đã được tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Sinovac của Trung Quốc.
AstraZeneca sử dụng công nghệ vector virus, trong khi Sinovac dùng virus bất hoạt để bào chế vắc xin ngừa COVID-19.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Bộ Y tế Thái Lan cho biết 618 nhân viên y tế trong số 677.348 người đã tiêm đủ hai liều Sinovac đã mắc COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2021. Trong đó có một y tá đã tử vong và một nhân viên y tế khác đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngoài ra, theo Reuters, Thái Lan cũng có kế hoạch tiêm liều bổ sung bằng vắc xin chế tạo theo công nghệ mRNA, như vắc xin của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna, cho những nhân viên y tế đã tiêm hai liều Sinovac.
Cũng trong ngày 12-7, Thái Lan ghi nhận thêm 8.656 ca bệnh và 80 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 345.027 ca bệnh, trong đó có 2.791 ca tử vong.
Phần lớn số ca bệnh ở Thái Lan được ghi nhận trong đợt bùng dịch hồi tháng 4 đến nay, liên quan đến các biến thể dễ lây lan là Alpha (lần đầu tiên phát hiện ở Anh) và Delta (lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ).
Ngày 12-7, Chính phủ Thái Lan cũng áp đặt các biện pháp hạn chế mới và lệnh giới nghiêm ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Các hạn chế phòng dịch mới, có hiệu lực trong hai tuần, bao gồm lệnh giới nghiêm buổi tối, đóng cửa các trung tâm thương mại và cấm tụ tập trên 5 người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận