Một khu phố ẩm thực ở Thái Lan - Ảnh: YAHOO NEWS
Trích dẫn báo cáo "Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới" năm 2022 của Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Pun-Arj Chairatana, giám đốc điều hành của NIA, cho biết trong một thông cáo báo chí: Khoảng 800 triệu người - tương đương 10% dân số thế giới - đang bị đói do đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế.
Do đó, theo ông Chairatan, Thái Lan không chỉ có đủ nguyên liệu thô để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng, đất nước này còn có dịch vụ hậu cần hàng đầu. Những đặc tính này giúp cho ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan trở nên đặc biệt và định vị Thái Lan là "nhà bếp của thế giới".
NIA đặt mục tiêu đạt được điều trên thông qua dự án SPACE-F, với sự hợp tác của các hiệp hội Thái Lan và Đại học Mahidol. Đây là "chương trình đổi mới công nghệ thực phẩm" đầu tiên ở Thái Lan - sẽ giúp thúc đẩy các công ty khởi nghiệp về công nghệ thực phẩm tại quốc gia này.
Dự án tập hợp các công ty khởi nghiệp và Công ty FoodTech thông qua tư vấn sáng tạo, kết nối kinh doanh và các chương trình hợp tác.
SPACE-F sẽ cung cấp một nền tảng hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận với công nghệ và đổi mới triệt để, nhằm mang lại sự tiến bộ cho doanh nghiệp của họ và ngành công nghiệp thực phẩm.
Các công ty khởi nghiệp được chọn, sau đó sẽ được cố vấn để tiếp nhận các thị trường Đông Nam Á và toàn cầu.
Chương trình cũng nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp về công nghệ thực phẩm của nước ngoài. Qua đó, các công ty thực phẩm Thái Lan sẽ hỗ trợ và giúp họ thành lập công ty ở Bangkok.
Cuối cùng, NIA có kế hoạch hợp tác với khu vực tư nhân để biến Bangkok trở thành "Thung lũng Silicon của FoodTech".
Vào cuối năm 2025, ngành công nghệ thực phẩm Thái Lan dự kiến đạt giá trị 7,76 nghìn tỉ baht (hơn 200 tỉ USD).
Kể từ khi thành lập cách đây 3 năm (2019), đến nay dự án SPACE-F đã cố vấn cho 50 công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận