Du khách tham quan chùa Phật Ngọc bên trong Grand Palace ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: epaimages.com
Chính phủ của ông Srettha sẽ không xem xét đề xuất được đưa ra vào tháng 2 năm ngoái, vốn vấp phải sự phản đối của khu vực tư nhân. Người đứng đầu chính phủ Thái Lan cho rằng mặc dù thu phí du lịch có thể tạo thêm doanh thu nhưng nếu nhìn rộng hơn thì nguồn thu này chưa chắc đã bằng số tiền thu được từ các khoản chi tiêu mua sắm của du khách, nếu họ không phải trả khoản phí trên. Dưới góc nhìn của ông Srettha, sức chi tiêu của du khách mới là yếu tố kích thích nền kinh tế và tạo ra nhiều doanh thu cho đất nước.
Thủ tướng Srettha nói rõ mọi quyết định đều phải dựa trên tiếng nói của tất cả các bên liên quan và chính phủ của ông có thể tạo thêm doanh thu từ các nguồn thuế khác để hỗ trợ ngành du lịch khi cần thiết.
Khi được hỏi về việc Thái Lan bị rớt 6 bậc xuống vị trí 47/119 quốc gia về chỉ số phát triển du lịch và lữ hành do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng, Thủ tướng Srettha cho biết chính phủ hiện nay sẽ phát triển trên mọi lĩnh vực và, cũng giống như các chính phủ trước, luôn xác định du lịch là ngành mũi nhọn quan trọng giúp tạo ra nguồn thu cho đất nước.
Ông Srettha tin tưởng "ngành công nghiệp không khói" ở Thái Lan sẽ tiếp tục phát triển vì nhiều thành phố và đảo ở nước này đã được công nhận là điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới. Theo ông, điểm mấu chốt hiện nay là Thái Lan chỉ cần tập trung vào việc khuyến khích những ý tưởng thúc đẩy phát triển du lịch trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận