Nhà thơ, dịch giả Dư Vấn Canh - Ảnh: L.Điền
Trong khi một số thông tin trên mạng cho rằng nhằm ngày 3 tháng 3 âm lịch, thì người Hoa hiện nay gộp chung tết hàn thực và thanh minh làm một.
Theo nhà thơ, dịch giả Dư Vấn Canh sống tại Quận 5, việc người Trung Quốc hiện nay gộp tết Hàn thực chung với tiết Thanh minh có lẽ để cho tiện việc họp mặt gia đình và đi tảo mộ.
Trong khi đó, nhà thư pháp Lâm Hán Thành (Q5 - TP.HCM) cho biết trước kia, tết hàn thực được tính: cứ sau ngày Đông chí 105 ngày là ngày Hàn thực, về sau thì Hàn thực được tính là ngày trước tiết Thanh minh 2 ngày.
Vào tiết Hàn thực, trong ba ngày liên tiếp, nhà nhà không dùng thức ăn được chế biến qua lửa.
Nguồn gốc của lễ tết Hàn thực bắt đầu từ câu chuyện xảy ra vào đời vua Tấn Văn Công (636 TCN đến năm 628 TCN) thời Xuân Thu: chàng trai tên Giới Tử Thôi có công giúp vua nhưng về sau không được cất nhắc, bèn đem mẹ vào rừng ở ẩn, vua nhớ ông cho gọi về nhưng ông không ra, vua sai đốt rừng để bức ông phải ra, nhưng không ngờ Giới Tử Thôi cùng mẹ chịu chết cháy trong rừng chứ kiên quyết không ra.
Tấn Văn Công thương tiếc, hạ lệnh cho toàn dân ngưng nấu nướng trong ba ngày để tưởng nhớ ông. Sau thành lệ trong dân gian và trở thành một lễ tiết của người Trung Quốc.
Trong lịch sử, có thông tin vào thời Tam Quốc, Tào Tháo từng cấm dân thực hiện lễ tết này, vì cho rằng người già và trẻ con nếu suốt 3 ngày không được ăn đồ đun nấu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên đến nay, ngay tại Trung Quốc cũng còn ít người "ăn tết" Hàn thực.
Nhà thư pháp Lâm Hán Thành - Ảnh: L.Điền
Ông Lâm Hán Thành qua những mối quan hệ của mình cho biết hiện nay phía bắc Trung Quốc còn một ít dân có ăn tết Hàn thực, còn phía nam Trung Quốc hầu hết không ai kỷ niệm lễ tết này nữa.
Hiện nay, người Trung Quốc gộp tết Hàn thực và tết Thanh minh vào chung một ngày.
Tuy nhiên, lý giải một lễ tết tồn tại qua hàng nghìn năm như vậy, ông Lâm Hán Thành cho rằng sở dĩ tết Hàn thực trở nên nổi tiếng có một phần nhờ tài năng nghệ thuật của nhà thơ, thư pháp gia đời Tống (1037 – 1101).
Chính Tô Đông Pha đã làm một bài thơ về tết Hàn thực, người đời gọi là "Hàn thực thiếp", với bút pháp được giới thư pháp Trung Quốc tôn xưng là "thiên hạ đệ tam hành thư", tức bài Hàn thực thiếp của Tô Đông Pha được xếp thứ 3 trong lịch sử hành thư của Trung Quốc sau Vương Hy Chi và Nhan Chân Khanh.
Ở Việt Nam, một số người lớn tuổi cho biết tại miền bắc có một số gia đình ăn tết Hàn thực, được chọn vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.
Thói quen các gia đình này là dùng bột gạo, đậu xanh làm , nấu xôi, chè cúng gia tiên... Nhưng không tuyệt đối ngưng đun nấu thức ăn.
Dù vậy, theo một số gia đình gốc bắc vào sống tại Sài Gòn từ trước 1975, hầu hết mọi người không "ăn tết" Hàn thực.
Hàn thực thiếp - tác phẩm của Tô Đông Pha về tiết Hàn thực được tôn xưng là Thiên hạ đệ tam hành thư
Bài thơ của Tô Đông Pha:
Tự ngã lai hoàng châu
dĩ quá tam hàn thực
niên niên dục tích xuân
xuân khứ bất dung tích
kim niên hựu khổ vũ
lưỡng nguyệt thu tiêu sắt
ngọa văn hải đường hoa
nê ô yến chi tuyết
ám trung thâu phụ khứ
dạ bán chân hữu lực
hà thù bệnh thiểu niên
bệnh khởi đầu dĩ bạch。
Xuân giang dục nhập hộ
vũ thế lai bất dĩ
tiểu ốc như ngư chu
mông mông thủy vân lí
không bào chử hàn thái
phá táo thiêu thấp vi
na tri thị hàn thực
đãn kiến ô hàm chỉ
quân môn thâm cửu trọng
phần mộ tại vạn lí
dã nghĩ khốc đồ cùng
tử hôi xuy bất khởi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận