TTCT - Lịch sử đã cho thấy sự đóng góp và tác động tích cực của học giới trong việc định danh khu vực địa lý này. Ngày nay, bên cạnh họ còn có thêm đông đảo những công dân chủ thể tác động, thì sớm muộn gì tên gọi “Biển Nam Trung Hoa” cũng sẽ được đổi gọi một cách đúng đắn là “Biển Đông Nam Á”. Mục từ liên quan các quần đảo trong Britannica tiếng Trung khiến người ta nghi vấn về tiêu chí “không thiên vị” của Britannica - Ảnh: P.H.Q.Trong một trường hợp, Khổng Tử nói “danh tòng chủ nhân”, nghĩa là “tên theo chủ”, hiểu rộng ra là “tên gọi sự/vật do chủ của nó đặt ra”. Về sau này và đến hiện tại, hậu nhân của ông Thánh này cứ mải mơ màng chìm đắm trong ý nghĩa và ý tưởng “cái gì ta đặt tên thì ta là chủ của nó”, bất chấp thực tế và bất chấp hoàn cảnh nào.Vụ xử lý của GoogleNhững ngày qua, dư luận trong cộng đồng người Việt ca ngợi cách làm việc công bằng của Google Maps trong việc loại bỏ tên Sansha (âm pinyin của “Tam Sa”, tên do Trung Quốc đặt năm 2007 cho thành phố trên quần đảo nơi mà bản đồ tiếng Việt biểu thị bằng tên Quần đảo Hoàng Sa) và gắn vào đó chữ Paracel Islands theo cách gọi truyền thống quốc tế. Tương tự như vậy, trước đây không lâu Google Maps cũng đã ghi tên quốc tế Scarborough tại hòn đảo mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham/Huangyan, còn Philippines gọi là Panatag.Mặc dù trong lòng người dân hai nước Việt Nam và Philippines mong mỏi nhìn thấy những cái tên Hoang Sa hay Panatag xuất hiện nơi những vị trí địa lý ấy, nhưng người Việt và người Philippines có lẽ vẫn tạm hài lòng với cách xử lý có chừng mực và hợp lý ở thời điểm hiện nay của Google Maps.Vụ dịch từ điển BritannicaQua lời kể của người trong cuộc về vụ dịch tiếng Việt bộ bách khoa thư Britannica, người đọc thấy tác giả Nguyễn Việt Long nhấn mạnh tiêu chí “có thẩm quyền, chính xác và không thiên vị” của bộ từ điển nổi tiếng này (xem bài “Chuyện kể từ người tham gia làm Britannica tiếng Việt” trên TTCT, 5-7-2015). Nhưng có thật vậy không?Theo bài viết nói trên, người quản lý dự án - ông Phạm Quốc Cường - cho rằng Trường Sa và Hoàng Sa là hai mục từ nằm trong số các mục từ mà bên mua và bên bán tác quyền phải thương thảo. Và kết quả là “hai mục từ Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (với tên gọi trong bản gốc là Paracel Islands và Spratly Islands, có thêm chú thích tên gọi của các bên có tuyên bố chủ quyền), phía đối tác giữ ý kiến gọi đây là khu vực tranh chấp, Việt Nam là một trong các bên có tuyên bố chủ quyền. Rốt cuộc hai mục từ này bị bỏ, kéo theo bản đồ liên quan cũng bị loại bỏ”.Chuyện thương lượng cụ thể ất giáp giữa hai bên trong vụ này là chuyện người ngoài khó biết khó hiểu, nhưng khi so sánh bản dịch Britannica tiếng Trung và bản dịch tiếng Việt thì người đọc không khó nhận thấy sự chênh lệch.Trong bản dịch tiếng Trung, mục từ “Tây Sa quần đảo/Xisha Islands” (tức Paracels, tức Hoàng Sa) và “Nam Hải chư đảo/South China Sea Islands” (các đảo Nam Hải) được ghi nhận, mục từ Tây Sa viết ngắn gọn, chủ yếu chỉ để nói trung tâm hành chính của các đảo Nam Hải đặt tại đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm); mục từ “Nam Hải chư đảo” mô tả khá chi tiết bốn quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa (tức Spratly Islands, tức Trường Sa).Ngoài các yếu tố địa lý và giá trị kinh tế, giao thông như bản gốc, nội dung còn được lồng vào câu: “Các đảo Nam Hải do tỉnh Quảng Đông quản lý hành chính” (lúc này chưa tách tỉnh Hải Nam). Như vậy, ở hai mục từ này, quan điểm của Trung Quốc được thể hiện rõ (xem Đại Bất Liệt Điên Bách khoa toàn thư, Đan Thanh Đồ Thư Công ty xuất bản, Đài Bắc, 1987).Từ thực tế giấy mực nêu trên, liệu có thể đặt nghi vấn về tiêu chí “không thiên vị” của bên Britannica? Về phía bản dịch tiếng Việt, mặc dù sau bản dịch tiếng Trung đến hơn 20 năm, thì ngoài sự lạc hậu, liệu cách thương lượng tác quyền có tới bờ tới bến chưa cũng là việc cần coi lại. Một bộ từ điển quy mô hoành tráng, mang tính quốc tế mà thiếu những cái tên quan trọng quả là đáng buồn.Vụ Nam Dương - Đông Nam ÁTháng 8-1943, tại Hội nghị Quebec (Canada), thủ tướng Anh W. Churchill đề nghị Anh và Mỹ thành lập “Southeast Asia command” (Bộ tư lệnh liên quân Đông Nam Á), nhằm đối kháng quân đội Nhật Bản đang chiếm đóng Đông Dương, Myanmar, Malaysia, Singapore và Sumatra, khái niệm “Đông Nam Á” được nêu ra từ đó.Từ điển Britannica tiếng Trung - Ảnh: P.H.Q.Giới học thuật phương Tây sau Thế chiến II khi nghiên cứu về khu vực Southeast Asia này đôi khi nêu lên vài điểm bất nhất về phạm vi tổng quát, có khi tính cả India và Sri Lanka, có khi không tính Philippines.Đến năm 1955, khi sử gia D.G.E. Hall (1895-1979) xuất bản History of Southeast Asia (bản lần đầu) thì người ta thấy không gian địa lý được đề cập trong bộ sử này gồm các quốc gia Đông Nam Á tương ứng với khối ASEAN ngày nay.Từ một khái niệm dùng cho mục đích chiến tranh do Churchill đến sự quy ước không gian trong nghiên cứu lịch sử do Hall, tên khu vực này trước sau đều được đặt gọi bởi khách thể. Nhưng “Southeast Asia/Đông Nam Á” đã trở thành một cái tên được các quốc gia chủ thể chấp nhận sử dụng. Vì sao? Vì nó dựa trên cách nhìn khoa học, theo hệ quy chiếu toàn cầu.Tên gọi Đông Nam Á đã nhanh chóng lan tỏa trong giới học thuật quốc tế, đẩy lùi và thay thế tên gọi Nam Dương mà cộng đồng Hoa ngữ đã lạm dùng để chỉ khu vực này từ khoảng đầu thế kỷ 20. Nhiều từ điển Hán cho địa danh Nam Dương mang nghĩa hẹp nghĩa rộng để chỉ ba nơi: 1/ Vùng biển các tỉnh phía nam Trung Hoa (xuất hiện sau chiến tranh nha phiến); 2/ Quần đảo Mã Lai và Tân Gia Ba (Singapore); 3/ Vùng Đông Nam Á ngày nay.Trong một số quy ước công bố đầu thế kỷ 20, học giới Trung Quốc có khi khoanh vùng Nam Dương còn rộng hơn cả Đông Nam Á. Như trên tạp chí Trung Quốc và Nam Dương do Hoàng Viêm Bồi sáng lập năm 1918, Nam Dương được định nghĩa trong lời giới thuyết gồm Đông Nam Á và thêm cả châu Úc (Australia và New Zealand).Tuy nhiên sau đó, đa số ấn phẩm sách báo, tên đoàn thể, cơ quan nghiên cứu đã quy ước Nam Dương có khi tương ứng với riêng Mã-Sing, có khi quy ước Nam Dương tương ứng với Đông Nam Á.Nam Dương tương ứng với Đông Nam Á, điển hình có thể kể: Trung Quốc - Nam Dương giao thông sử (tên sách, nội dung nói về lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, do Phùng Thừa Quân soạn, xuất bản năm 1937); Nam Dương sử (tên sách, nội dung nói về lịch sử cổ đại các nước Đông Nam Á, do học giả Hoa kiều tại Singapore Hứa Vân Tiều soạn, xuất bản năm 1961); Viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn, thành lập năm 1957, chuyên nghiên cứu các vấn đề Hoa kiều Đông Nam Á. Đến năm 2000, viện này nhập vào Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, tuy nhiên cho đến nay hai tập quý san của viện vẫn giữ tên cũ là “Nam Dương vấn đề nghiên cứu” và “Nam Dương tư liệu dịch tùng” với nội dung đề cập toàn bộ Đông Nam Á.Về việc tên gọi Nam Dương sớm bị mai một, Lý Kim Sinh - giám đốc Thư viện Trung văn thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - trong một bài viết trên tạp chí Văn Hóa Á Châu nhận định là do hai nguyên nhân chính:1/ Sau Thế chiến II, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở các nước Đông Nam Á hưng khởi, các quốc gia tự chủ không chấp nhận quan điểm “Hoa tâm” do học giới Trung Hoa truyền bá và cũng do một bộ phận dòng di dân Hoa kiều du nhập; 2/ Giới học thuật phương Tây thắng thế trên lĩnh vực nghiên cứu, tiếng nói của họ lấn át cộng đồng học thuật Hoa ngữ (Asian Culture, Singapore Society of Asian Studies, số 30, 6-2006).Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông Nam Á?Với những nhân tố khách quan và chủ quan, các quốc gia Đông Nam Á đã kịp lúc chọn cho mình một danh xưng cộng đồng phù hợp, tránh được cái tên “Nam Dương” mang hệ quy chiếu Trung Hoa. Nhưng cũng có điều tréo ngoe là vùng biển của các quốc gia này lại không mang đúng tên của nó là Southeast Asia Sea. Lịch sử đã cho thấy sự đóng góp và tác động tích cực của học giới trong việc định danh khu vực địa lý này. Ngày nay, bên cạnh họ còn có thêm đông đảo những công dân chủ thể tác động, thì sớm muộn gì tên gọi “Biển Nam Trung Hoa” cũng sẽ được đổi gọi một cách đúng đắn là “Biển Đông Nam Á”.Trở lại với ông Khổng Tử nọ, sách Xuân Thu chép, tháng 4 năm Lỗ Hoàn Công thứ 2 (710 tr.CN), nước Tống đem Cáo đỉnh dâng nạp, vua Lỗ cho đặt vào nhà thái miếu, đại phu Tang Ai Bá can ngăn, ý nói: “Đỉnh ấy của nước Cáo, Tống cướp được, nay đem dâng, nhận đã là tầm bậy, đặt ở nơi thờ tổ tông còn bậy dữ”, nhưng vua Lỗ không nghe. Khổng Tử nhân vụ này mới nói: “Danh tòng chủ nhân, vật tòng trung quốc” (Tên theo chủ, vật theo nước).Xét ra, Khổng Tử chỉ phát biểu ở góc độ giám định đồ vật, tên “Cáo đỉnh” hẳn nhiên là đồ vật của nước Cáo, không có nghĩa gì sâu xa. Nhưng khổ nỗi, nhiều bậc trí giả cùng giới cầm quyền Trung Hoa nhiều đời cứ vin vô bốn chữ “danh tòng chủ nhân” để nghĩ để nói là cái gì mang tên bằng chữ Hán thì của Trung Quốc, và ứng dụng bừa bãi khái niệm này cho mớ địa danh xung quanh lãnh thổ của họ.Biển Đông Nam Á, tên đúng với chủ của nó, xét cho cùng, lại phù hợp với ý nghĩa câu “danh tòng chủ nhân” vậy. Tags: Google MapsKhổng tửBritanicaBiển Đông Nam ÁDanh tòng chủ nhân
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.