không đối không PL-12 BVRAAM của Trung Quốc - Ảnh: SinoDefence
Theo trang Aviation Week, PL-XX được xem là tên lửa siêu tầm xa chuyên diệt các mục tiêu bay cách xa đội hình chiến đấu, bao gồm máy bay tiếp liệu, trinh sát cơ cảnh báo sớm, và các khí tài bay hậu cần khác phục vụ đội hình chiến đấu.
Trong một kịch bản đối đầu Trung - Mỹ, phi đội tiêm kích Mỹ sẽ ở vào thế bất lợi lớn nếu mất đi lực lượng hậu cần, tạo cục diện có lợi cho lực lượng Trung Quốc.
Loại tên lửa bí mật PL-XX lần đầu tiên được nhìn thấy ở Triển lãm Hàng không Châu Hải năm 2016. Ký hiệu PL thường được dùng cho tên lửa không đối không của Trung Quốc.
Với chiều dài gần 5,5m, PL-XX được cho là có tầm bắn lên tới 100 dặm (160km) - tầm bắn đối đa thường thấy của tên lửa không đối không.
Một chiếc KC-135 đang tiếp liệu cho tiêm kích F-16C của Mỹ - Ảnh: Aviation
Chiến đấu cơ của Mỹ cần nhiều đơn vị hậu cần để phát huy sức mạnh tối đa. Máy bay tiếp liệu, máy bay chỉ huy và điều phối, máy bay trinh sát chính là "xương sống" giúp các phi đội tiêm kích hoạt động ở tầm xa.
Ví dụ, một chiếc AWACs E-3 Sentry có thể phát hiện máy bay địch ở khoảng cách xa hơn một chiếc tiêm kích, giúp chúng tiếp cận mục tiêu mà không cần mở hệ thống radar để tránh bị phát hiện.
AWAC còn có thể chỉ huy một trận không chiến, điều phối lực lượng đồng minh đối mặt với kẻ địch. Trong khi đó, máy bay tiếp liệu tăng đáng kể phạm vi hoạt động của các tiêm kích tầm ngắn như F-35.
Nếu không có đội hậu cần đó, lực lượng Mỹ sẽ hoạt động trong điều kiện bất lợi. Chiến đấu cơ tàng hình buộc phải mở radar thường xuyên để tìm mục tiêu, đồng thời phát ra bức xạ điện từ dễ bị kẻ địch phát hiện.
Ngoài ra, năng lực phối hợp không chiến sẽ giảm đi đáng kể. Mất đi khả năng tiếp liệu trên không, các mục tiêu nằm sâu trong lòng địch sẽ nằm ngoài tầm bắn, thu hẹp tầm bay của phi đội tiêm kích.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc - Ảnh: Aviation
Chiến thuật của Trung Quốc có thể mô phỏng như sau: Trong một trận không chiến tương lai, chiến đấu cơ tàng hình Thành Đô J-20 lắp tên lửa PL-XX sẽ bay vòng ra sau phi đội tiêm kích Mỹ để tìm máy bay tiếp liệu và máy bay cảnh báo sớm AWAC.
Nếu tìm thấy, J-20 sẽ bắn tên lửa từ khoảng cách xa rồi lập tức rút lui. Kể cả trong trường hợp tên lửa bắn hụt mục tiêu, mối nguy hiểm sẽ buộc lực lượng hậu cần Mỹ phải bay lùi sâu hơn về phía sau, hạn chế tính hiệu quả của chúng.
Quân đội Mỹ dường như hiểu rõ mối nguy từ PL-XX và hiện đang cải tiến khả năng sinh tồn của máy bay hậu cần. Không quân Mỹ cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống phòng thủ - bao gồm laser – để bảo vệ máy bay tiếp liệu và các đơn vị khác.
Phương án phát triển một mẫu máy bay tiếp liệu tàng hình mới, mã là KC-Z, cũng đang được xem xét.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận