TTCT - Việc đặt tên các loài chim (cũng như các loài động vật khác) thường phản ánh sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa trong từng khu vực. Cu cu đen (Surniculus lugubris), rất dễ nhầm lẫn với các loài chim cu (doves), có lẽ được lấy phiên âm theo tiếng Anh là Cuckoo. Ảnh: N.H.BViệc đặt tên các loài chim (cũng như các loài động vật khác) thường phản ánh sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa trong từng khu vực. Trong một số trường hợp, tên gọi có thể xuất phát từ các đặc điểm sinh học, hành vi, môi trường sống, thậm chí từ truyền thuyết, huyền thoại của dân tộc.Tại Việt Nam, tên gọi của các loài chim phản ánh sự đa dạng văn hóa và lịch sử của đất nước. Nhiều tên gọi có thể bắt nguồn từ cách mà người dân địa phương mô tả hoặc nhận biết về loài chim đó, thậm chí có thể do quan điểm cá nhân của người đặt tên. Sự đa dạng về tên gọi này đã góp phần tạo nên đặc trưng và sự phong phú của tự nhiên và văn hóa Việt Nam.Nhưng cũng chính sự đa dạng này gây ra rối ren khiến việc tra cứu, nghiên cứu và quản lý trở nên khó khăn. Khi một loài chim có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở các khu vực khác nhau, điều đó gây ra sự không nhất quán trong việc định danh và giao tiếp giữa các nhà nghiên cứu, người quan sát và quản lý.Chim Khát nước, thuộc họ Cuculidae (Clamator coromandus), cái tên rất lạ. Ảnh: SÂM THƯƠNGCho đến nay, tên gọi của các loài chim ở Việt Nam được sử dụng rộng rãi là tài liệu Danh lục các loài chim Việt Nam của GS Võ Quý (1929-2017) xuất bản năm 1995. Theo tài liệu này, tên của các loài chim được đặt có khi thì theo hệ thống phân loại, có khi thì theo tiếng của người dân bản địa nào đó..., có rất nhiều kiểu khác nhau.Ví dụ, nhóm chim thuộc Họ Cu cu (Cuculidae) được tác giả đặt tên mà không theo một nguyên tắc nào cả như Bìm bịp, Tìm vịt, Khát nước, Bắt cô trói cột, Cu cu, Chèo chẹo, Phướn...Những loài chim có tên bắt đầu bằng từ "khướu" mới là rối ren nhất. Họ Khướu (Tilamidae) với rất nhiều chi khác nhau thì có nhóm gọi là Khướu, có nhóm thì gọi là Lách tách, có nhóm thì gọi là Mi, có những loài thuộc nhóm khướu nhưng lại gọi là Bò chao, Bò chiêu, Liếu điếu... Trong khi đó, có những loài không có quan hệ họ hàng gần với khướu vẫn được gọi là khướu như các loài Khướu mào thuộc họ Vành khuyên (Zosteropidae), Khướu mỏ dẹt thuộc họ Paradoxornithidae (mà đúng ra phải gọi là mỏ vẹt - parrotbill nếu dịch từ tiếng Anh vì mỏ dẹt lại không có ý nghĩa gì).Ước tính có hơn trăm trường hợp rối ren như thế trong tổng số hơn 900 loài chim ở Việt Nam. Chưa kể đến nhiều tên gọi thì dịch ra từ tiếng Anh, tiếng Pháp hay tên Latin (danh pháp khoa học) mà trong khuôn khổ bài này, không thể phân tích và nêu hết tất cả các trường hợp không theo nguyên tắc, thiếu tính đồng bộ với hệ thống phân loại học.Khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus), là loài khướu thực sự (Laughingthrush) và được đặt tên đúng với đặc điểm nhận dạng nổi bật. Ảnh: N.H.BĐể giải quyết vấn đề này, cần có sự san định, thống nhất tên gọi dựa trên các nguyên tắc khoa học, đồng nhất hóa các danh pháp tiếng Việt theo quy định của cơ quan quản lý môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc này nhằm tạo ra một hệ thống tên gọi chính xác, dễ tra cứu và sử dụng cho cả cộng đồng nghiên cứu và quản lý.Tuy nhiên, việc đồng nhất hóa tên gọi cũng cần sự cân nhắc kỹ lưỡng để không làm mất đi giá trị văn hóa, lịch sử mà tên gọi cũ đã mang lại. Sự cân nhắc này cần được thực hiện thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, người nghiên cứu và cộng đồng địa phương để tạo ra một hệ thống tên gọi linh hoạt, kết hợp giữa yếu tố khoa học và văn hóa, phản ánh đầy đủ đặc trưng của từng loài chim.Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn (Neosuthora davidiana) thuộc họ Paradoxornithidae. Ảnh: N.H.B Tags: Tên chim việt namTên chimTên khoa họcVăn hóaKhoa học
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Doanh thu cơ quan báo chí giảm mạnh, cần ưu đãi sâu về thuế thu nhập TIẾN LONG 22/11/2024 Cơ quan báo chí, truyền thông hiện đang khó khăn cần chính sách ưu đãi ở mức không chịu hoặc chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.