Bộ trưởng kinh tế Nadia Calviño chia sẻ với tờ La Sexta rằng bước đi này nhằm giúp đỡ các gia đình Tây Ban Nha vượt qua đại dịch.
Nhưng bà Calviño, đồng thời cũng là phó thủ tướng, nói thêm rằng, tham vọng của chính phủ Tây Ban Nha chính là thu nhập cơ bản “cần phải luôn hiện hữu, trở thành một công cụ cấu trúc, một công cụ vĩnh viễn”
Nếu áp dụng thành công, Tây Ban Nha sẽ trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên áp dụng thu nhập cơ bản dài hạn.
Tây Ban Nha là quốc gia chịu thiệt hại thứ hai trên thế giới, với 135000 ca dương tính và 13000 ca tử vong tính tới thứ Hai.
Kể từ khi lệnh phong tỏa được ban hành từ giữa tháng 3, trường học, cửa hiệu và nhà hàng đóng cửa, nền kinh tế của Tây Ban Nha đã gần như ngưng trệ. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà để mua những nhu yếu phẩm, hoặc đi làm nếu không thể làm việc tại nhà.
Thủ tướng Pedro Sanchez cho rằng lệnh phong tỏa sẽ còn hiệu lực cho tới 26 tháng 4 là sớm nhất.
Thu nhập cơ bản là khoản chi không điều kiện, thường xuyên dành cho mỗi công dân. Tổng số tiền nhận được sẽ thay đổi dựa trên các yếu tố về nhân khẩu, như tuổi tác. Ngoại trừ Iran, quốc gia áp dụng chương trình thu nhập cơ bản từ 2011 với hình thức chuyển khoản tiền mặt hàng tháng cho mỗi công dân, hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ mới bước đầu thử nghiệm trong một nhóm nhỏ công dân hoặc trong một thời gian giới hạn.
Trường hợp tiêu biểu nhất chính là quốc gia Bắc Âu Phần Lan, kết thúc hồi tháng 2/2019 sau 2 năm trên 2000 công dân. Trong giai đoạn này, mỗi người thất nghiệp nhận được số tiền 650 euro hàng tháng. Các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm phát hiện ra các công dân hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, nhưng cũng có ít mong muốn tìm việc làm hơn.
Trong khi đó tại Anh, đối phó với ảnh hưởng kinh tế do covid-19 gây ra, bộ trưởng tài chính Rishi Sunak cho biết chính quyền không hoan nghênh chính sách áp dụng thu nhập này, mặc dù hơn 170 nghị sĩ đã yêu cầu chính quyền xem xét trao cho mỗi công dân một số tiền hàng tuần.
Nếu áp dụng, Tây Ban Nha sẽ trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên áp dụng thu nhập toàn dân lâu dài.
Đại dịch covid-19 đã khiến nhiều người mất việc khi hàng ngàn công sở kinh doanh phải đóng cửa để ngăn chặn đại dịch lây lan. Những người ủng hộ chính sách thu nhập toàn dân cho rằng đây là một lưới an sinh an toàn, chu cấp toàn bộ dân số của quốc gia một thu nhập nhất định bất kể họ có thu nhập hay không. Nhưng những người phản đối cho rằng trên thực tế thu nhập toàn dân là một cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn, vốn sẽ dùng nó để áp chế tiền lương và gia tăng lợi nhuận.
Bà Nadia Calviño không cho biết chính xác thời điểm nào, nhưng khẳng định thu nhập toàn dân sẽ được áp dụng sớm nhất có thể, hướng đến đối tượng người Tây Ban Nha thu nhập thấp.
Jose Luis Escriva, bộ trưởng An sinh xã hội, chia sẻ với tờ La Vanguardia rằng biện pháp này dành cho những người dễ bị ảnh hưởng nhất.
Dù vậy, ý tưởng này cũng không hoàn toàn mới mẻ, khi cách đây không lâu, ứng viên tổng thống Mỹ gốc Á Andrew Yang đã kêu gọi chiến dịch Freedom Dividend, cung cấp mỗi người công dân trên 18 tuổi 1000 đôla hàng tháng.
Hiện tại, Mỹ đã ký kết đạo luật cung cấp cho hàng triệu công dân Mỹ tấm chi phiếu 1200 đôla cho những cá nhân có thu nhập dưới 75000 đôla hàng năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận