04/11/2024 16:11 GMT+7

Tây Ban Nha tiếp tục cảnh báo mưa lớn sau thảm họa ở Valencia làm 214 người chết

Cơ quan Khí tượng Tây Ban Nha (AEMET) tiếp tục phát cảnh báo mưa lớn và bão ở mức cam và vàng ở khu vực hai tỉnh Castellón và Tarragona.

Lũ lụt 'như tận thế' ở Tây Ban Nha

Hôm 3-11, AEMET đã nâng mức cảnh báo thời tiết ở khu vực ven biển thành phố Valencia lên mức "cảnh báo đỏ" (tức mức cảnh báo cao nhất trong thang cảnh báo thời tiết ở nước này), do dự kiến sẽ tiếp tục có mưa lớn

Chính quyền thành phố Valencia cũng kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn an toàn.

Vẫn chưa hết mưa lũ

Các video được lan truyền trên mạng xã hội hôm 4-11 cho thấy xe cảnh sát vẫn rảo quanh các con phố ở thành phố Aldaia, thuộc vùng Valencia, phát loa thông báo người dân hãy về nhà và tránh xa các khu vực gần khe núi.

Thị trưởng Aldaia Guillermo Lujan cũng yêu cầu người dân hãy rời khỏi nơi làm việc, trở về nhà. Ở phía nam Tây Ban Nha, chính quyền khu vực Murcia đã gửi thông báo qua tin nhắn yêu cầu người dân tránh xa một số khu vực nhất định do mực nước đang tiếp tục dâng cao.

Tây Ban Nha tiếp tục cảnh báo mưa lớn sau thảm họa ở Valencia làm 214 người chết - Ảnh 1.

Một người đàn ông đi giữa bùn đất và đống đổ nát sau trận lũ lụt kinh hoàng ở vùng Paiporta, ngoại ô thành phố Valencia - Ảnh: AFP

Hôm 1-11, một trận mưa kinh hoàng kéo dài hàng giờ đồng hồ đã đổ xuống Valencia, gây lũ lụt thảm khốc khiến ít nhất 214 người chết.

Trong lịch sử Valencia từng xảy ra nhiều trận lũ lớn, trong đó có trận lũ hồi năm 1957 làm ít nhất 81 người thiệt mạng và dẫn đến việc triển khai "Kế hoạch miền Nam" từ năm 1965 đến 1972 về đổi hướng sông Turia ra khỏi trung tâm thành phố Valencia để giảm thiểu nguy cơ lũ lụt.

Tuy vậy con sông này lại chảy vào một hồ đầm lầy ở gần thành phố thay vì trực tiếp đổ ra Địa Trung Hải, điều này đã dẫn đến lụt lội cục bộ tại địa phương trong những năm xảy ra mưa lớn, theo TTXVN.

Ngoài ra hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc phòng chống lũ lụt ở khu vực này. Với việc khu vực phía Nam và miền Trung Tây Ban Nha đối mặt với điều kiện khô hanh và mối đe dọa nghiêm trọng do tình trạng sa mạc hóa, cơ quan chức năng nước này chỉ tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng thiếu nước thay vì triển khai các chiến lược chống lụt mạnh mẽ, những ưu tiên này khiến cho Valencia trở nên dễ bị tổn thương khi bất ngờ có mưa lớn.

Người dân nổi giận vì chính quyền tắc trách

Tây Ban Nha tiếp tục về đợt mưa lớn mới ở Valencia - Ảnh 2.

Vua Felipe VI của Tây Ban Nha cố gắng nói chuyện với một người dân dù áo và mặt ông đã dính bùn do người dân ném vào - Ảnh: AFP

Đến thăm vùng Paiporta, ngoại ô thành phố Valencia hôm 3-11, Vua Felipe VI và Vương hậu Letizia đã phải đối mặt với hàng loạt áp lực khi đám đông liên tục gọi ông là “kẻ giết người”, và cáo buộc chính quyền Tây Ban Nha phản ứng chậm chạp trước thảm họa khiến ít nhất 214 người chết.

Đi cùng Vua Felipe VI còn có Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thống đốc Valencia Carlos Mazon.

Theo Đài CNN, sau khi Vua, Vương hậu, Thủ tướng cùng Thống đốc Valencia tạo dáng chụp ảnh, đám đông bắt đầu la ó, chửi bới nhà vua và các quan chức hàng đầu Tây Ban Nha. Thậm chí đám đông còn đổ dồn về phía trước, nơi nhà vua đang đứng và ném trứng, ném bùn, buộc lực lượng an ninh phải bung ô để bảo vệ họ.

Đối mặt với một người dân, Vua Felipe VI vẫn bình tĩnh và hạ dù xuống để lắng nghe người này trò chuyện. Một số đoạn video cho thấy Vua Felipe VI cố gắng nói chuyện với người dân khi trên mặt đã lấm tấm bùn đất.

Vương hậu Letizia cũng đã cố gắng trao đổi với một số người dân đang giận dữ. Bà bật khóc và ôm chặt một số người dân. Có lúc Vương hậu sợ hãi, run rẩy và ôm chặt đầu.

Làn sóng phẫn nộ của người dân càng đổ dồn vào Thủ tướng Sanchez và Thống đốc Mazon bởi trong khi Vua Felipe VI vẫn khăng khăng muốn nán lại thêm để thăm hỏi tình hình của người dân, Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez và Thống đốc thành phố Valencia Mazon đã sớm rời khỏi khu vực hỗn loạn.

Tính đến ngày 4-11, ít nhất 214 người chết do lũ lụt thảm khốc và số người thiệt mạng dự kiến sẽ còn tăng thêm trong vài ngày tới. Trong số những nạn nhân mới được ghi nhận, thi thể của một cụ bà 70 tuổi được tìm thấy ở cách nhà bà hơn 12km do bị nước lũ hôm 1-11 cuốn trôi.

Phản ứng chậm chạp, sự phối hợp thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan ban ngành trước thảm họa khiến người dân ở Valencia vô cùng tức giận. Theo lời người dân, vài giờ sau khi cơ quan thời tiết Tây Ban Nha phát cảnh báo lũ lụt, các nhà chức trách địa phương mới ban hành văn bản cảnh báo đến người dân.

Hơn nữa phản ứng của chính quyền Tây Ban Nha sau khi thảm họa xảy ra cũng chậm chạp khiến tình hình càng thêm tồi tệ hơn.

Theo các nhà phân tích, sự chậm trễ của chính quyền nước này đến từ vấn đề chính trị. Bởi Thủ tướng Sanchez và Thống đốc Mazon đến từ hai đảng phái chính trị khác nhau. Và theo hệ thống chính trị của Tây Ban Nha, chính quyền liên bang nước này không thể giải ngân các quỹ, các nguồn lực khẩn cấp mà chưa có sự cho phép của chính quyền khu vực.

Đến thăm vùng lũ lụt, Vua và Vương hậu Tây Ban Nha bị người dân tức giận ném trứng và bùn - Ảnh 3.Ảnh vệ tinh và ảnh cập nhật về sức tàn phá dữ dội của trận lũ tại Tây Ban Nha

Tính đến sáng 1-11 (giờ địa phương), Tây Ban Nha vẫn đang oằn mình để thu dọn hậu quả sau thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của nước này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên