07/08/2019 12:37 GMT+7

Tàu vũ trụ Israel vô tình để lại sinh vật 'bất tử' trên Mặt Trăng?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Có phải đã có hàng ngàn sinh vật gần như không thể bị tiêu diệt, có thể chịu được bức xạ và nhiệt độ cực đoan trong vũ trụ suốt hàng thập kỷ không có thức ăn. Và chúng đã xuất hiện trên Mặt Trăng sau tai nạn của một tàu vũ trụ Israel?

Tàu vũ trụ Israel vô tình để lại sinh vật bất tử trên Mặt Trăng? - Ảnh 1.

Gấu nước dưới kính hiển vi - Ảnh chụp màn hình

Những sinh vật nghe có vẻ đáng sợ và gần như "bất tử" này may mắn thay không phải là người ngoài hành tinh.

Chúng được cho là loài "" (tardigrade), những sinh vật nhỏ bé đến từ Trái Đất nhiều khả năng đã sống sót sau cú đâm vào bề mặt Mặt Trăng của tàu thăm dò Beresheet hồi tháng 4-2019.

Với kích thước dưới 1mm và có khả năng sống sót ở nơi có nhiệt độ cao tới 150 độ C và thấp nhất tới -272 độ C, loài sinh vật 8 chân gấu nước có thể chịu được áp lực gần bằng 0 bên ngoài không gian hay sức ép nghiền nát ở đáy rãnh Mariana trên Trái Đất.

Những con gấu nước đã được lưu trữ trong "Thư viện Mặt Trăng" - một thiết bị sử dụng công nghệ nano để lưu trữ ADN của con người cùng hơn 30 triệu trang về lịch sử loài người chỉ có thể đọc được dưới kính hiển vi.

Trước khi được đưa vào "Thư viện Mặt Trăng", người ta rút toàn bộ nước của những con gấu nước và đặt chúng vào hổ phách nhân tạo. Chỉ cần một ngày nào đó được tiếp xúc với nước, những con vật này sẽ hồi sinh!

Dựa trên quỹ đạo bay của tàu Beresheet trước khi gặp nạn, "chúng tôi tin rằng cơ hội sống sót của những con gấu nước là rất cao", ông Nova Spivack, chủ tịch Arch Mission Foundation, nhận định.

Tổ chức của ông Spivack hoạt động phi lợi nhuận và đặt mục tiêu phổ biến các kiến thức về sự tồn tại của nhân loại ra khắp hệ Mặt trời bằng các thiết bị như "Thư viện Mặt Trăng".

"Gấu nước là loài lý tưởng nhất để đưa lên Mặt Trăng vì chúng có kích thước hiển vi và là một trong những dạng sống bền bỉ nhất trên Trái Đất", ông Spivack lý giải.

Tàu vũ trụ Israel vô tình để lại sinh vật bất tử trên Mặt Trăng? - Ảnh 2.

Thư viện Mặt trăng chứa hơn 30 triệu trang lịch sử loài người và hàng ngàn con gấu nước - Ảnh chụp màn hình

Ông William Miller, một chuyên gia về gấu nước tại Đại học Baker (Mỹ), khẳng định nếu "Thư viện Mặt Trăng" không bị phá hủy trong vụ nổ của tàu Beresheet, khả năng sống sót của những con gấu nước là có.

"Nhưng để trở nên năng động, phát triển, ăn và sinh sản, chúng sẽ cần nước, không khí và thức ăn. Do đó, chúng sẽ không thể nhân lên và biến Mặt Trăng thành thuộc địa của chúng", ông Miller dí dỏm.

Cassie Conley, một nhà sinh vật học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), thì lo ngại những con gấu nước có thể không chết dưới tác động của bức xạ hay nhiệt độ mà bởi... lớp hổ phách bọc chúng.

Trên thực tế những con gấu nước không phải là dạng sống đầu tiên trên Trái Đất ở lại Mặt Trăng. Các phi hành gia Mỹ đã bỏ lại hơn 100 túi phân và nước tiểu trong các sứ mệnh Apollo từ năm 1969 đến năm 1972, đồng nghĩa ADN và các vi khuẩn Trái Đất đã có mặt trên Mặt Trăng từ đó.

Giải mã sức mạnh huyền bí của Mặt trăng

TTO - Ý tưởng cho rằng Mặt trăng ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi con người đã có từ vài ngàn năm trước, mặc dù y học hiện đại không tin điều này. Nhưng gần đây, các nghiên cứu khoa học đã có những phát hiện mới bất ngờ…

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên